Wir verwenden Cookies und Daten, um
Với bàn tay tỉ mĩ của các chị, các mẹ ở Bến Tre, đã tạo ra loại nước kho quẹt trứ danh của NGƯỜI GIỮ RỪNG. Giúp bạn có món chấm rau tiện lợi, món anh nhanh chóng và vị hấp dẫn. Giữ đúng hương vị đặc trưng của một đặc sản vùng miền.
Thành phần: Nước dừa, nước mắm, đường, tỏi, hành, tiêu, ớt, thịt heo, tôm khô.
(1) DÙNG ĐỂ ƯỚP KHO: 1 muỗng canh dùng cho 100gram thịt cá. Cá ướp với nước kho trong 30 phút.
Cho ơ cá lên bếp kho khoảng 5 phút rồi cho thêm nước săm sắp mặt cá, điều chỉnh theo khẩu vị và kho tiếp tục khoảng 25 phút với lữa nhỏ.
(2) DÙNG CHẤM RAU: Lấy lượng vừa đủ, hâm nóng trên bếp và sữ dụng.
HSD: 6 tháng, bảo quản ngăn đông tủ lạnh Khối lượng tịnh: 250g
Kho quẹt (mắm kho quẹt hay nước mắm kho quẹt) là một món ăn dân dã của người Việt Nam, đặc biệt là người Nam bộ. Kho quẹt là món ăn rất rẻ tiền, dễ làm và rất đưa cơm, một đĩa kho quẹt nhỏ có thể là bữa ăn của cả một gia đình. Vì vậy, kho quẹt ngày xưa thường là món ăn phổ biến của các gia đình nghèo vì tính tiết kiệm của nó[1]. Hiện tại chưa giải thích được chính xác tên gọi kho quẹt, theo lời một số người thì có lẽ, "kho" do món này chế biến bằng cách giống như là kho, và "quẹt" là do khi ăn, người ta thường dùng đũa quẹt một tí kho quẹt rồi ăn[2].
Kho quẹt được xuất phát và chế biến những lần đầu tiên bởi thói quen ăn uống "đại khái" của người dân miền tây sông nước, cụ thể là những người làm nông. Vào những ngày mưa dai dẳng, không thể ra đồng, nên người dân dùng đại những thứ có trong nhà như tóp mỡ, tôm tép khô, cùng với gia vị là nước mắm, muối, bột ngọt,... nấu thành một hỗn hợp sền sệt, rồi ra vườn hái vội một hai nắm rau luộc lên ăn với cơm trắng. Vì kho quẹt rất mặn nên có thể nấu một lần mà ăn được nhiều ngày không sợ thiu.
Món kho quẹt đặc biệt thơm, rất mặn, hơi ngọt hoặc không ngọt tùy người nấu, đôi khi có mùi khen khét, màu vàng sẫm hoặc vàng nâu. Kho quẹt thường ăn với cơm, cháo trắng hoặc dùng để chấm các loại rau củ luộc.[1]
Nguyên liệu làm món kho quẹt đơn giản: nước mắm, một chút đường, chút tiêu và hành tím phi thơm, cho vào nồi đất hoặc chảo (nếu có nồi đất thì sẽ ngon hơn), đảo vài lần rồi giữ lửa riu riu cho nước mắm cô đặc lại thành một hỗn hợp vàng nâu và bốc mùi rất thơm. Ở một vài vùng, người ta kho thật lâu để nước mắm bay hơi hết, chỉ còn phần muối cô đặc lại, người địa phương cho rằng như thế thì mới ngon. Ngày nay, một số người làm kho quẹt bổ sung thành phần tóp mỡ, tôm khô, vv... kho chung giúp cho món ăn đa dạng hơn. Món kho quẹt cũng được một số nhà hàng sử dụng và cải tiến, ăn kèm với rau, bún, cơm...[2]
Nồi kho quẹt với thịt ba chỉ, tôm khô, tóp mỡ, hành khô, tỏi khô, hạt tiêu, ớt, nước mắm, đường, hành hoa
Nồi kho quẹt với thịt ba chỉ, tôm khô và hành khô
Cơm cháy ăn với kho quẹt và rau củ quả luộc
Câu chuyện khai hoang và ra đời của kho quẹt
Nhắc đến Miền Tây ai mà quên được món kho quẹt. Cái tên dung dị gắn với những khó khăn của thời mở đất. Cách ăn món kho quẹt thể hiện ngay trong cái tên, kho lên rồi quẹt.
Dân Nam bộ từ thời mở đất khẩn hoang, mang theo 1 hủ kho quẹt khi đi đồng. Hủ kho là tép/thịt kho sền sền, mặn ngọt đậm đà. Chỉ cần mang theo ít cơm trắng, là có thể có ngay 1 bữa cơm bắt vị dễ nuốt.
Chính cái vị đậm đà đủ mặn, đủ ngọt, đủ cay, đủ thơm đủ nồng… đã làm nên sự bền chặt với món ăn này. Trở thành món ăn dân dã đặc biệt đi vào lòng người của dân Nam bộ.
Nhiều người xa quê muốn tìm lại hương vị ấu thơ, muốn ăn lại món ăn ký ức. Thì kho quẹt đã theo đó mà trở thành thực đơn hot của các nhà hàng cao cấp. Nhưng cách làm vội vã, hướng công nghiệp đã làm cho kho quẹt dễ bị mất đi vị đặc biệt vốn có.
Cách làm cầu kỳ từ chuẩn bị nguyên liệu
Đầu tiên phải thắng nước dừa tươi để tạo thành nước màu. Nước màu dừa sẽ tạo màu nâu để tạo màu cánh dán đặc trưng của nước kho quẹt. Quá trình cô đặc này cũng đã hết 18h rồi. Từ 30lit nước dừa tươi, cô lại thành 1 nước nước màu.
Sau đó hành, tỏi, ớt được phơi khô, phi thơm. Thịt mỡ được sắc nhỏ thắng lấy mỡ. Mỡ này được dùng phi hành tỏi. Hoàn toàn không dùng dầu ăn.
Hành tỏi phi vừa tới, thơm nức mũi cả xóm thì cho nước mắm cá cơm loại ngon vào. Sau đó cho thêm đường, cô lại từ từ trên lửa nhỏ. Lúc gần xong thì cho nước dừa cô đặc vào để tăng màu và thơm.
Thời gian làm cô đặc càng lâu thì chất lượng kho quẹt càng đậm đà. Bảo quản được cả 6 tháng trời mà không dùng thêm bất kỳ chất bảo quản gì nữa.