Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt là gì? Có những giải pháp nào để bảo vệ môi trường biển, góp phần phát triển bền vững? Các mối đe dọa chính đối với môi trường biển Trong các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt, có một số đặc điểm rất chung và đang ở mức độ báo động, đó là:

biện pháp bảo vệ môi trường sống tự nhiên đơn giản

Những túi nilon được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Với khả năng phân hủy rất chậm, chúng đe dọa sức khỏe của con người và gây ảnh hưởng đến môi trường đất và nước. Để giảm thiểu tác động này, chúng ta có thể sử dụng các loại túi bằng giấy hoặc lá cây thay vì túi nilon hay các loại túi bằng nhựa khác. Những loại túi này dễ phân hủy hơn và có thể được sử dụng lại nhiều lần để giảm thiểu lượng rác thải sinh ra.

Việc thu gom và phân loại các sản phẩm từ nhựa, kim loại, thủy tinh, đồ điện tử… là rất quan trọng để vận chuyển đến các cơ sở tái chế. Tái chế lại các sản phẩm này là một phương pháp bảo vệ môi trường hiệu quả, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên đất, nước và không khí.

Xem thêm: Cách tái chế thùng rác nhựa cũ khi không còn sử dụng

Thói quen sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và ánh nắng mặt trời đang trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là các nguồn năng lượng sạch, không gây ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính khi sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi thói quen trong việc sử dụng năng lượng và chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.

Hiện nay, chặt phá rừng đang diễn ra một cách trầm trọng và là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ rừng của một số người vẫn còn rất hạn chế và thờ ơ. Để đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, chúng ta cần tích cực trồng cây xanh để bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Cây xanh không chỉ cung cấp oxy cho con người hít thở, mà còn hấp thụ khí CO2 trong không khí, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính. Hơn nữa, cây còn cung cấp một môi trường sống cho các loài động vật và thực vật, giúp duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái. Vì vậy, việc trồng nhiều cây xanh là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ môi trường của chúng ta.

Để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, mỗi người chúng ta cần phải bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định. Việc này giúp giữ gìn mỹ quan môi trường, tránh tình trạng rác thải tràn lan và gây ô nhiễm. Ngoài ra, bỏ rác vào thùng đúng cách còn giúp cho quá trình thu gom, xử lý rác thải được diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Chúng ta nên tìm hiểu và tuân thủ các quy định về việc phân loại rác thải và bỏ rác đúng thùng để đảm bảo tối đa hiệu quả xử lý và bảo vệ môi trường.

Xem các loại thùng rác gợi ý của chúng tôi

Thay vì sử dụng đèn điện, chúng ta có thể tận dụng ánh sáng mặt trời để chiếu sáng trong phòng. Bạn có thể mở cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên, giúp tiết kiệm năng lượng và tiền điện. Đồng thời, ánh sáng tự nhiên cũng có lợi cho sức khỏe của chúng ta, giúp giảm stress và mệt mỏi cho mắt. Nếu bạn vẫn cần sử dụng đèn chiếu sáng, hãy sử dụng đèn LED tiết kiệm điện và bật tắt đèn khi cần thiết để tiết kiệm năng lượng.

Việc để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không sử dụng các thiết bị điện (TV, máy tính, sạc điện thoại, quạt…) là một thói quen phổ biến của nhiều người, tuy nhiên hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện lớn ngay cả khi các thiết bị trong chế độ chờ. Để giảm thiểu lãng phí điện, tốt hơn hết là bạn nên rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng.

Việc giảm sử dụng giấy không chỉ giúp giảm tần suất chặt cây phá rừng để sản xuất giấy mà còn giúp giảm lượng chất thải rắn ra môi trường. Để tiết kiệm giấy, chúng ta có thể tái sử dụng nhiều lần trước khi quyết định chôn lấp hoặc đốt chúng. Ví dụ như sử dụng giấy in 2 mặt, sử dụng giấy nháp để ghi chú thay vì giấy mới, tái sử dụng bao thư hoặc bọc sách, đồng thời sử dụng các sản phẩm giấy tái chế. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để thay thế cho việc in ấn trên giấy, giảm thiểu việc sử dụng giấy một cách hiệu quả.

Hoàn thiện hệ thống Pháp luật bảo vệ môi trường biển

Nhà nước ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và hoàn thiện Bộ luật Môi trường. Cụ thể: Đưa ra những văn bản chi tiết, rõ ràng trong việc hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm; Xử phạt thật nặng các trường hợp vi phạm; Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm để đưa ra giải pháp xử lý thích đáng;….Ngoài ra, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, địa phương trong quá trình xử lý và thực hiện những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển.

2. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng

Môi trường biển đang dần bị ô nhiễm trầm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn vẫn là do những tác động đến từ con người, chẳng hạn như: xả rác bừa bãi, xả thẳng chất thải ra môi trường mà không qua xử lý,....Vậy nên, giải pháp đầu tiên để bảo vệ sự trong sạch của môi trường biển là tích cực tuyên truyền và nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng thông qua các việc làm cụ thể như sau:

- Tuyên truyền các cá nhân, tổ chức xả rác đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi xuống các vùng nước sông, hồ, ao, biển.

- Các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn và thực hiện một cách đồng bộ.

- Tổ chức thu gom rác thải ở các vùng nước biển.

- Hạn chế việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ biển một cách bừa bãi.

3.  Thúc đẩy tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ (ICM):

Đới bờ được hiểu là vùng nước chuyển tiếp giữa lục địa và biển (bao gồm vùng đất ven biển và vùng nước biển ven bờ). Khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế vì sở hữu nhiều tiềm năng. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà đới bờ dễ bị xói mòn, ngập lụt và ô nhiễm bởi việc khai thác, sử dụng bừa bãi vùng đất, nguồn nước. Khi đới bờ bị ô nhiễm, chúng sẽ nhanh chóng làm ảnh hưởng đến vùng nước biển trên diện rộng. Vậy nên, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác quản lý tổng hợp đới bờ, đặc biệt là chú trọng đến việc tính toán các lợi ích ngắn hạn, dài hạn khi sử dụng đới bờ để phát triển kinh tế. Đây là một trong những thách thức mang tính lâu dài. Kể từ khi ra đời đến nay, quản lý tổng hợp đới bờ đã được thừa nhận như là khung quản lý hiệu quả để đạt được phát triển bền vững vùng biển và đới bờ và được triển khai, áp dụng cho nhiều vùng bờ khác nhau trên thế giới với nhiều vấn đề khác nhau. Tại Mĩ, Luật Quản lý đới bờ được thông qua năm 1972 đưa Mĩ trở thành quốc gia tiên phong trong việc áp dụng quản lý tổng hợp biển và đới bờ. Tại một số quốc gia khác, đến nay, nhiều chương trình lớn về quản lý đới bờ được xây dựng và triển khai để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan khác nhau như đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, du lịch, đa dạng sinh học và mực nước biển dâng cao.

4. Xây dựng các khu bảo tồn biển

Xây dựng các khu bảo tồn biển được coi là phương thức hiệu quả nhất để bảo vệ môi trường sinh thái biển. Tuy nhiên, cùng với việc xây dựng các khu bảo tồn thì chúng ta cần phải thực hiện tốt công cuộc bảo vệ sự đa dạng sinh học và giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển từ đất liền. Vậy nên, việc chúng ta cần làm chính là:

- Ngăn chặn sự ô nhiễm và suy thoái ở các lưu vực sông, các cụm công nghiệp ven biển. Với thực trạng ô nhiễm môi trường biển như hiện nay, nước thải và chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm rất đáng chú ý đến. Do đó, cần xây dựng những hệ thống xử lý chất thải, nước thải để đảm bảo nước thải được xử lý trước khi xả ra môi trường biển.

- Chú trọng công tác phòng ngừa và kiểm soát đối với các hoạt động: Phát triển du lịch; Thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản; Vận chuyển dầu khí trên biển.

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển khá hiệu quả do đó chúng ta cần có những hoạt động tuần tra và tiến kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển phải thật tốt.

5. Đề xuất và thực hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm biển

Bên cạnh với việc đề xuất các giải pháp bảo vệ thì việc khắc phục, cải tạo và làm giảm thiểu ô nhiễm vùng biển cũng rất quan trọng. Nếu chỉ chú trọng vào công tác bảo vệ mà không tính đến chuyện khắc phục các vùng nước biển đang bị ô nhiễm thì tình trạng này sẽ càng trở nên trầm trọng và khó giải quyết về lâu về dài. Và để có thể kịp thời xử lý và cải thiện các vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chúng ta cần phải tiến hành quan trắc định kỳ và ghi chép các số liệu cụ thể để đánh giá hiện trạng cũng như xu hướng diễn biến của chất lượng môi trường biển./.

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường: Giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển tương lai bền vững

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển, ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề môi trường cần giải quyết. Vì vậy, ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường trở thành một trong những ngành hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao sau khi tốt nghiệp.

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là lĩnh vực chuyên về các kỹ thuật và công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm; thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải; cũng như các giải pháp quản lý để bảo vệ môi trường sống, thúc đẩy phát triển bền vững và duy trì cân bằng sinh thái.

Nhiều cơ hội phát triển cho ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, mở ra cơ hội phát triển cho ngành Công nghiệp môi trường.

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường - Hướng tới một nền công nghệ xanh, kinh tế xanh (Ảnh: Nguồn Internet)

Đến năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành công nghệ môi trường thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần quan trọng vào cơ cấu phát triển ngành công nghiệp của đất nước.

Trong đó, việc nâng cao công nghệ xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải và cấp nước mang lại tiềm năng lớn cho ngành này. Sự đồng bộ hóa các giải pháp cũng giúp ngành này khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp và đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cao. Do đó, ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường trở thành lĩnh vực được quan tâm và chú trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, xử lý các vấn đề môi trường mà còn đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế.

Nhiều cánh cửa nghề nghiệp rộng mở trong tương lai

Với sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dân số ngày nay, nhu cầu về chuyên gia trong ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường ngày càng lớn. Vì vậy, nhân lực lĩnh vực này đang được săn đón hơn bao giờ hết.

Từ năm 2020 – 2025, nhóm ngành môi trường sẽ là 1 trong 8 nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất, đặc biệt đối với 2 thành phố lớn: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh là khoảng 10.800 người/năm (Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM)

Những vị trí công việc trên thị trường lao động hiện nay cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường rất đa dạng và hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Kỹ thuật Môi trường có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty tư vấn thiết kế trong nước và quốc tế về cấp thoát nước, xử lý nước, nước thải, chất thải và khí thải, cũng như các công ty thương mại về thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, còn có thể làm việc tại các trung tâm, viện nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.

Tại sao nên học Công nghệ kỹ thuật môi trường ở Đại học Công nghiệp Hà Nội?

Là trường đại học đào tạo khoa học ứng dụng hàng đầu Việt Nam, Đại học Công nghiệp Hà Nội đã trở thành địa chỉ uy tín và tin cậy của người học, doanh nghiệp và xã hội. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, Khoa Công nghệ Hóa đã mở ngành đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường với nhiều thế mạnh:

Chương trình đào tạo tiên tiến: Chương trình đào tạo được áp dụng theo mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng, giúp phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp, cũng như kỹ năng thiết kế sản phẩm và quy trình.

Đội ngũ giảng viên: có trình độ cao, giàu kinh nghiệm thực tế, nhiệt tình và thân thiện. Đặc biệt, nhiều giảng viên có học hàm Giáo sư, Tiến sĩ được đào tạo từ các nước tiên tiến như Đức, Nga, Hàn Quốc,…

Sinh viên tham gia kiến tập tại KCN Nam Cầu Kiền

Hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp: Sinh viên đượcthực tập, cọ xát với thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tại các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực môi trường như KCN sinh thái Nam Cầu Kiền (Thủy Nguyên, Hải Phòng), Công ty cấp nước sạch (Hải Dương), Công ty Vinacontrol, Asenco, Ecoba, và các viện nghiên cứu như Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường. Sinh viên cũng có cơ hội nhận nhiều học bổng như học bổng từ chương trình liên kết của công ty Panasonic, học bổng KOVA, Nitori của Nhật Bản và các học bổng quốc tế khác như Bridgestone, Hyundai Alumina Vina, Honda.

Sinh viên được thực hành trong các phòng thí nghiệm hiện đại

Phòng thí nghiệm và cơ sở thực hành hiện đại: Trang thiết bị được đầu tư trọng điểm, hiện đại vào bậc nhất trong các cơ sở đào tạo công nghệ hóa hiện nay, trong đó, phòng Phân tích và ứng dụng đạt chuẩn ISO 17025

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật

Dự án sinh viên khởi nghiệp của Khoa Công nghệ Hóa, Đại học Công nghiệp Hà Nội đạt Giải Nhì - Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia năm 2024

Phát triển nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong sinh viên: Trong những năm qua, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Môi trường đã khẳng định danh tiếng, giành những giải thưởng lớn, in dấu ấn trong các cuộc thi khởi nghiệp, kỳ thi olympic Hóa học toàn quốc cùng các kì thi nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp Bộ.

Nhiều câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa sôi nổi

Xây dựng môi trường học tập năng động, nhiều sân chơi bổ ích cho người học: ngoài giờ học chuyên môn còn tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thể thao, tình nguyện và các câu lạc bộ: sinh viên tình nguyện, truyền thông FCT Media, nghệ thuât SOC…

Sự khác biệt trong chương trình đào tạo ngành kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường, Đại học Công nghiệp Hà Nội: Kết hợp kiến thức kỹ thuật, công nghệ và quản lý trong kiểm soát ô nhiễm, vệ sinh môi trường đô thị, công nghiệp và nông thôn; Cung cấp cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng; Kiến thức lý thuyết và thực tiễn được cập nhật định kỳ bởi đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao; Cân bằng giữa lý thuyết và thực tiễn qua các môn thí nghiệm, thực hành, thực tập và tham quan thực tế.

Lựa chọn ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường tại Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ là nền tảng vững chắc để các bạn trẻ xây dựng sự nghiệp trong tương lai và góp phần tích cực vào sự phát triển xanh, hướng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội.

Trong thời đại hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Sự ô nhiễm trong môi trường bao gồm ô nhiễm nguồn nước, không khí và đang diễn ra xung quanh chúng ta, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Vì vậy, chúng ta nên bắt đầu bảo vệ môi trường sống của chúng ta từ bây giờ. Sau đây Thuận Thiên Plastic xin chia sẻ 11 biện pháp đơn giản nhưng rất hữu ích để bảo vệ môi trường.