Hoàn thuế là gì? Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về hoàn thuế và các trường hợp được hoàn thuế. Từ đó áp dụng vào cho đơn vị, doanh nghiệp của mình.
Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT đối với trường hợp:
- Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
- Hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
Điều kiện để được hoàn thuế GTGT
– Doanh nghiệp phải có số thuế GTGT âm liên tục là 3 tháng trở lên. Có số thuế được khấu từ 200.000.000 VNĐ trở lên.
– Chứng từ đầu vào phải là chứng từ “sạch” . Tức là không mua khống khi không phát sinh giao dịch mua bán và trao đổi hàng hóa.
– Thanh toán đầy đủ các khoản qua ngân hàng theo từng đơn hàng xuất nhập khẩu đi.
– Thanh toán qua ngân hàng đối với các hóa đơn mà có tổng thanh toán trên 20 triệu đồng.
– Chứng minh thanh toán rõ ràng qua những ngân hàng đối với từng đơn hàng xuất khẩu và với từng hóa đơn tài chính.
Hoàn trước – kiểm sau : 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ, áp dụng đối với Doanh nghiệp chấp hành tốt
Kiểm trước – hoàn sau : 60 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ. Áp dụng đối với Doanh nghiệp hoàn thuế lần đầu hoặc hoàn thuế lần 2 trở đi nhưng hồ sơ hoàn lần đầu phát hiện có nhiều khuyết điểm.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THUẾ LONG VIỆT
VP Hà Nội: Tầng 3 tòa nhà B&T số 3 ngõ 120 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0912.326.827 – 02433.602.827
VP Vĩnh Phúc: Số nhà 241 đường Nguyễn Trãi, thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc
VP Vinh: Số 164 đường Nguyễn Thái Học, thành phố Vinh, Nghệ An
Hoàn thuế GTGT là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Qua bài viết MISA meInvoice trình bày tới bạn đọc chi tiết các trường hợp được hoàn thuế, tổng hợp từ các văn bản pháp luật hiện hành.
Các trường hợp hoàn thuế được quy định tại 3 văn bản pháp luật:
Chi tiết các trường hợp được hoàn thuế GTGT bao gồm:
Trường hợp không được hoàn thuế giá trị gia tăng
Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
(i) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư, cụ thể là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận hoặc chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư (trừ các trường hợp (ii) nêu tại Mục 1.2 bên trên).
Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận; hoặc trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh không đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì thời điểm không hoàn thuế GTGT được tính từ thời điểm cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh có điều kiện.
(ii) Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư, trừ dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí nêu tại trường hợp (i) của Mục 1.2 bên trên.
Việc xác định tài nguyên, khoáng sản; trị giá tài nguyên, khoáng sản và thời điểm xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 209/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2017/NĐ-CP).
Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng
(i) Cục Thuế có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT (trừ trường hợp (ii) và (iii) bên dưới) đối với người nộp thuế do Cục Thuế quản lý trực tiếp và người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.
Riêng các Cục Thuế thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cục trưởng Cục Thuế có thể phân công cho Chi cục Thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT của người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý trực tiếp và thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế, bao gồm: phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước hoặc thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; xác định số thuế được hoàn; xác định số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp phải bù trừ với số thuế được hoàn; dự thảo Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có); sau đó Chi cục Thuế chuyển toàn bộ hồ sơ cho Cục Thuế để tiếp tục thực hiện hoàn thuế theo quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC.
(ii) Cục Thuế nơi người nộp thuế khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế đối với dự án đầu tư của người nộp thuế.
(iii) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.
(Căn cứ khoản 2 Điều 27 Thông tư 80/2021/TT-BTC).
Các trường hợp được hoàn thuế Giá trị gia tăng
1. Các cơ sở kinh doanh nếu như nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Thì sẽ được hoàn thuế GTGT nếu như trong ba tháng liên tục trở lên mà có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trường hợp khác đó là các cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Nhưng có dự án đầu tư mới và đang trong giai đoạn đầu tư. Mà có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá và dịch vụ mua vào sử dụng cho việc đầu tư. Nhưng lại chưa được khấu trừ hết còn lại thuế từ hai trăm triệu đồng trở lên thì sẽ được hoàn thuế GTGT.
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng mà có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu đi. Nếu nhưu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì cũng được hoàn thuế GTGT theo tháng.
3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế mà được hoàn thuế GTGT khi: chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, tách, chia giải thể, phá sản và chấm dứt hoạt động mà có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
4. Cơ sở kinh doanh có được quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.