Mùi cơ thể có mặt ở tất cả các loài động vật, bao gồm cả con người, và cường độ của nó có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (mô hình hành vi, chiến lược sinh tồn). Mùi cơ thể có một cơ sở di truyền mạnh mẽ, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các bệnh và điều kiện sinh lý khác nhau. Mặc dù mùi cơ thể đã đóng một vai trò quan trọng (và tiếp tục như vậy trong nhiều dạng sống) ở loài người thời kỳ đầu, nhưng nó thường được coi là một mùi khó chịu trong nhiều nền văn hóa của loài người.
Những cách giúp mùi cơ thể thơm
Việc giữ cho cơ thể luôn có hương thơm mỗi ngày luôn là điều mà nhiều người mong muốn. Để thực hiện được điều này cũng không phải là quá khó. Dưới đây là những cách có thể giúp bạn sở hữu mùi cơ thể dễ chịu mỗi ngày:
Nhìn chung, việc mùi cơ thể có dễ chịu hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như gen di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt,... Đối với những người có mùi cơ thể bẩm sinh hơi khó chịu, nếu cố gắng thực hiện theo những cách trên thì vẫn có thể cải thiện được.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mùi khó chịu của cơ thể xuất phát từ các tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, vi khuẩn, tế bào chết… Tuy nhiên, tùy theo cơ địa, cộng với vấn đề vệ sinh thân thể mà ở người này toát ra hương thơm dễ chịu, trong khi ở người khác mùi cơ thể lại khiến những người xung quanh tránh xa. Nếu không may cơ thể bạn không được thơm tho, bạn cũng đừng quá buồn bã. Hãy tìm xem thủ phạm gây ra sự khó chịu đó trú ẩn ở vùng nào để rồi chế ngự chúng.
Theo các nghiên cứu, mùi hôi của cơ thể thường xuất phát từ 3 “điểm đặc biệt” sau:
Mùi hôi là do hơi thở có chất lưu huỳnh hoặc acid béo. Nguyên nhân dẫn đến hơi thở có các chất kể trên là do lượng nước bọt tiết ra ít; do các vi khuẩn ký sinh trong miệng; do vệ sinh răng miệng và do thức ăn; do thuốc.
Một nửa những người bị hôi miệng là do bệnh nướu răng, viêm miệng, lưỡi, lợi nướu răng, viêm amidan, nghẹt hay giảm bài tiết nước miếng; viêm xoang, bệnh mũi, giãn khí quản; tiểu đường; urê-huyết (hơi thở có mùi amoniac); chai gan (hơi thở có mùi tỏi hay trứng thối); thận hư (mùi tanh); bệnh liên quan đến dạ dày, hẹp môn vị, thoát vị khe thực quản...
Giải pháp cho vấn đề này là vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ, dùng nước súc miệng và vệ sinh lưỡi hằng ngày cũng giúp bạn loại bỏ mùi hôi do vi khuẩn gây ra. Điều trị những bệnh vùng miệng, mũi.
Mùi hôi thường do các loại vi khuẩn, nấm ở chân sinh ra, nhất là ở những người có bệnh viêm da chân, mồ hôi ở chân nhiều. Trong các thủ phạm trên thì mồ hôi chân đứng ở vị trí số 1.
Do lượng mồ hôi nhiều nên chân dễ bắt bẩn, vi khuẩn gây mùi hôi có điều kiện sinh sôi nảy nở nhanh hơn. Để hết mùi hôi chân, trước tiên bạn phải tìm cách để chân không ra mồ hôi nữa, đó là: đi giày hở mũi hoặc xăng-đan cho chân được thông thoáng. Đi tất làm từ sợi cotton và nên thay thường xuyên, đồng thời thay đổi giày dép luân phiên mỗi ngày để giày dép kịp khô ráo.
Rửa sạch chân bằng nước ấm (hoặc ngâm chân vào nước pha muối hay pha giấm cũng có hiệu quả). Dùng bàn chải tơ thật mềm để đánh sạch các kẽ ngón chân, sau đó lau khô chân bằng khăn sạch, thoa phấn rôm để giữ chân khô ráo.
Tuyến mồ hôi nhầy có ở nách, vùng sinh dục, bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì, hoạt động mạnh trong độ tuổi sinh đẻ và giảm hoạt động khi nhiều tuổi. Mồ hôi nhầy ngoài thành phần giống như mồ hôi nước còn có thêm glycogen, cholesterol, các hợp chất amoniac, acid béo... Sự phân hủy tổ chức đã bị ngấm mồ hôi bởi các vi khuẩn, nấm tạo nên một tổ hợp mùi ở nách rất khó ngửi.
Nếu bị hôi nách nhẹ, chỉ cần thường xuyên dùng xà bông thơm và nước ấm rửa sạch nách, sau đó thoa phấn thơm. Nếu vẫn có mùi hôi thì dùng phèn chua phi lên tán thành bột xát vào nách khử mùi hôi.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại mỹ phẩm khử mùi ở dạng phun hơi, sáp, hay bi lăn. Công thức của loại này gồm có chất diệt vi khuẩn, chất làm giảm tiết mồ hôi và các hoạt chất bắt giữ mùi hôi. Chúng tác dụng với các chất có mùi hôi ở nách tạo thành một hợp chất không có mùi. Dùng phun xịt, hoặc lăn vào nách 2 lần/ngày, khi bớt thì dùng duy trì ngày một lần.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Mùi khó chịu của cơ thể xuất phát từ các tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, vi khuẩn, tế bào chết… Tuy nhiên, tùy theo cơ địa, cộng với vấn đề vệ sinh thân thể mà ở người này toát ra hương thơm dễ chịu, trong khi ở người khác mùi cơ thể lại khiến những người xung quanh tránh xa. Nếu không may cơ thể bạn không được thơm tho, bạn cũng đừng quá buồn bã. Hãy tìm xem thủ phạm gây ra sự khó chịu đó trú ẩn ở vùng nào để rồi chế ngự chúng.
Theo các nghiên cứu, mùi hôi của cơ thể thường xuất phát từ 3 “điểm đặc biệt” sau:
Mùi hôi là do hơi thở có chất lưu huỳnh hoặc acid béo. Nguyên nhân dẫn đến hơi thở có các chất kể trên là do lượng nước bọt tiết ra ít; do các vi khuẩn ký sinh trong miệng; do vệ sinh răng miệng và do thức ăn; do thuốc.
Một nửa những người bị hôi miệng là do bệnh nướu răng, viêm miệng, lưỡi, lợi nướu răng, viêm amidan, nghẹt hay giảm bài tiết nước miếng; viêm xoang, bệnh mũi, giãn khí quản; tiểu đường; urê-huyết (hơi thở có mùi amoniac); chai gan (hơi thở có mùi tỏi hay trứng thối); thận hư (mùi tanh); bệnh liên quan đến dạ dày, hẹp môn vị, thoát vị khe thực quản...
Giải pháp cho vấn đề này là vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ, dùng nước súc miệng và vệ sinh lưỡi hằng ngày cũng giúp bạn loại bỏ mùi hôi do vi khuẩn gây ra. Điều trị những bệnh vùng miệng, mũi.
Mùi hôi thường do các loại vi khuẩn, nấm ở chân sinh ra, nhất là ở những người có bệnh viêm da chân, mồ hôi ở chân nhiều. Trong các thủ phạm trên thì mồ hôi chân đứng ở vị trí số 1.
Do lượng mồ hôi nhiều nên chân dễ bắt bẩn, vi khuẩn gây mùi hôi có điều kiện sinh sôi nảy nở nhanh hơn. Để hết mùi hôi chân, trước tiên bạn phải tìm cách để chân không ra mồ hôi nữa, đó là: đi giày hở mũi hoặc xăng-đan cho chân được thông thoáng. Đi tất làm từ sợi cotton và nên thay thường xuyên, đồng thời thay đổi giày dép luân phiên mỗi ngày để giày dép kịp khô ráo.
Rửa sạch chân bằng nước ấm (hoặc ngâm chân vào nước pha muối hay pha giấm cũng có hiệu quả). Dùng bàn chải tơ thật mềm để đánh sạch các kẽ ngón chân, sau đó lau khô chân bằng khăn sạch, thoa phấn rôm để giữ chân khô ráo.
Tuyến mồ hôi nhầy có ở nách, vùng sinh dục, bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì, hoạt động mạnh trong độ tuổi sinh đẻ và giảm hoạt động khi nhiều tuổi. Mồ hôi nhầy ngoài thành phần giống như mồ hôi nước còn có thêm glycogen, cholesterol, các hợp chất amoniac, acid béo... Sự phân hủy tổ chức đã bị ngấm mồ hôi bởi các vi khuẩn, nấm tạo nên một tổ hợp mùi ở nách rất khó ngửi.
Nếu bị hôi nách nhẹ, chỉ cần thường xuyên dùng xà bông thơm và nước ấm rửa sạch nách, sau đó thoa phấn thơm. Nếu vẫn có mùi hôi thì dùng phèn chua phi lên tán thành bột xát vào nách khử mùi hôi.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại mỹ phẩm khử mùi ở dạng phun hơi, sáp, hay bi lăn. Công thức của loại này gồm có chất diệt vi khuẩn, chất làm giảm tiết mồ hôi và các hoạt chất bắt giữ mùi hôi. Chúng tác dụng với các chất có mùi hôi ở nách tạo thành một hợp chất không có mùi. Dùng phun xịt, hoặc lăn vào nách 2 lần/ngày, khi bớt thì dùng duy trì ngày một lần.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Theo BS Nguyễn Hoài Thu, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM, Viện y học ứng dụng Việt Nam: cơ chế chính gây ra mùi cơ thể là do các vi khuẩn trên da chuyển hóa protein và đường trong mồ hôi tạo ra mùi khó chịu. Một số người có cơ thể nặng mùi hơn bình thường do một trong các nguyên nhân như: di truyền, vệ sinh cá nhân và các vấn đề về bệnh lý như tiêu hóa, chuyển hóa, bệnh gan, tiểu đường…
Thực phẩm chúng ta ăn và uống không phải là nguyên chính nhưng có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể theo hai hướng: nồng nặc hơn hoặc cải thiện tốt hơn.
Những thực phẩm khiến mùi hôi cơ thể đậm đặc hơn
Khi ăn nhiều thực phẩm có protein cao như thịt đỏ, do trong thịt đỏ chứa nhiều thành phần như axit béo, khi nó dư thừa trong cơ thể thì nó có thể đào thải qua mùi mồ hôi. Chính hệ vi khuẩn trên da sẽ sử dụng các nguồn axit béo, protein trong mồ hôi và phân hủy, tạo mùi hôi cho cơ thể - BS Nguyễn Hoài Thu phân tích.
Chất kích thích, đồ uống có cồn như cà phê, rượu, bia,… có tính axit mạnh khiến quá trình tiết ra mồ hôi nhiều hơn dẫn tới mùi cơ thể khó chịu hơn.
Các loại cải, súp lơ xanh chứa rất nhiều chất sunfat nên khi tiêu hóa chất này có thể gây ra các phản ứng hóa học trong cơ thể tạo ra mùi hôi
Các loại gia vị hay thức ăn cay, nồng như hành, tỏi, ớt sẽ mang theo mùi khó chịu vào cơ thể và theo tuyến mồ hôi tiết ra ngoài
Tạo sao ăn hành, tỏi lại khiến mồ hôi nặng mùi hơn?
Hành và tỏi có chứa hợp chất lưu huỳnh hữu cơ dễ bay hơi và tinh dầu tạo ra mùi đặc trưng cho hành, tỏi. Nghiên cứu y học xác nhận tỏi có hơn 100 thành phần dược phẩm với 43 hợp chất bay hơi có chứa lưu huỳnh, 13 hợp chất axit sunfuric.
Trong tỏi có Allicin tạo cho tỏi có mùi đặc trưng. Allicin cũng có tác dụng bảo vệ tỏi khỏi mầm bệnh và sâu bệnh.
Allicin có thể thấm qua màng tế bào hoặc đi vào trong máu và sau đó được bài tiết ra khỏi cơ thể thông tuyến mồ hôi apocrine ở vùng nách, vùng quanh sinh dục và vùng chân. Mùi này kết hợp với với mùi mồ hôi dầu do tuyến apocrine tiết ra làm cho mùi hôi nách nặng hơn.
Trong hành (củ hành tím) chứa nhiều chất S-oxit propanethion và allinase tạo thành mùi hắc nhẹ - mùi đặc trưng của các loại hành và được nhiều người ưa thích. Các chất này khi vào trong dạ dày sẽ gây phản ứng hóa học với dịch tiết tiêu hóa để giải phóng các gốc lưu huỳnh tự do.
Những thực phẩm giúp hạn chế mùi hôi cơ thể
Uống nhiều nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố diễn ra nhanh hơn. Vì thế, khi uống nhiều nước, mồ hôi tiết ra sẽ giảm bớt chất cặn bã độc tố và làm mùi giảm đi đáng kể.
Nên ăn các loại trái cây tươi, nhiều vitamin và nước như cam, chanh, dưa hấu là gợi ý của BS Hoài Thu. Vitamin trong hoa quả tươi giúp tăng tốc độ bài tiết, hạn chế mùi hôi. Đặc biệt, trong dưa hấu chứa nhiều nước và các dưỡng chất cần thiết cải thiện mùi hôi hơn các loại trái cây khác.