Chúc mừng bạn đã thêm video Vương Vấn (Lyric Video) thành công
Kim Ngọc Bảo Tỷ Của Hoàng Đế Và Vương Hậu Triều Nguyễn Việt Nam
Bảo tàng lịch sử Việt Nam xuất bản, 2009 - 231 Seiten
HHT - Ái Tân Giác La Phúc Lâm, sinh giờ Tuất, ngày 30/01/1638 tại cung Vĩnh Phúc, tức năm thứ 3 Sùng Đức.
Tháng 8, năm thứ 8 Sùng Đức (tức năm 1644) Hoàng đế Thái Tông đột ngột băng hà, Phúc Lâm được thúc phụ là Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn phụ tá đăng cơ, đổi thành Thuận Trị, đồng thời tháng 9 nguyên niên Thuận Trị (tức năm 1644) rời đô từ Thẩm Dương đến Bắc Kinh, và trở thành Hoàng đế đầu tiên của triều Thanh.
Hoàng đế Thuận Trị tại vị từ năm 1643 đến 1661, hưởng thọ 24 tuổi. Tuy tuổi đời ngắn ngủi nhưng những chuyện kỳ quặc liên quan đến ông ta rất nhiều. Trong đó có cả câu chuyện quý phi của ông dan díu với thái giám và có mang.
Thuận Trị có một người phi, hiệu là Thạc quý phi. Nàng ta tuổi xuân mơn mởn, dung mạo bất phàm. Thế nhưng tuyệt sắc giai nhân này lại không được Thuận Trị sủng ái, có khi đến vài tháng không lâm hạnh được một lần.
Thái giám vốn là Yêm nhân (hoạn quan) bị tịnh thân, họ không có bộ phận sinh dục nên khó lòng có sự kích thích giới tính. Thế nhưng trong cung Nhân Hòa có một thái giám tên Vương Nhân, hắn ta không bị tịnh thân, cũng vẫn còn đầy đủ khả năng sinh lý và có thể khiến phụ nữ mang bầu.
Một hôm, Thạc quý phi mày chau ủ dột, tâm trạng buồn chán bèn kêu cung nữ đấm lưng, bóp chân. Khi cung nữ có việc phải ra ngoài nàng bèn gọi thái giám Vương Nhân đến thay. Vương Nhân trắng trẻo thư sinh, về tướng mạo có thể nói là tuấn tú.
Hai người lâu dần nảy sinh tình cảm, ba tháng sau, Thạc quý phi có mang. Nàng cho Vương Nhân xuất cung âm thầm mua thuốc phá thai. Sau khi uống thuốc, đau đớn lăn lộn, bọn cung nữ sợ quá vội đi bẩm tấu với Hoàng thượng. Thuận Trị đích thân giá đáo cung Hòa An lệnh cho Thái y bắt mạch khám xét cẩn thận. Thái ý lắp ba lắp bắp nhưng cũng có câu rõ nhất: "Quý phi không có bệnh gì, ngọc thể suy nhược do sảy thai”.
Thật nực cười là đã mấy tháng, thậm chí cả năm không được sủng hạnh, thì sao lại có mang mà sảy thai. Thuận Trị nổi trận lôi đình, hai ngày sau nàng Thạc quý phi treo cổ chết, Thái giám Vương Nhân cũng chết bất đắc kỳ tử. Một câu hỏi đặt ra: “Vì sao Thạc quý phi không yên phận làm một quý phi đường đường chính chính mà lại đi tư thông với một thái giám thân phận thấp hèn?”.
Để trả lời được câu hỏi này thì phải ngược về trước, nói về chuyện tình của Thuận Trị.
Tháng 5/1654, năm thứ 11 Thuận Trị, Hoàng thượng chìm đắm trong men tình của nàng Đổng Phi. Đổng Phi còn gọi là Đổng Ngạc phi, là nữ nội đại thần ngạc thạc. Thuận Trị tiếp xúc nhiều với Đổng thị lâu dần nảy sinh tình cảm. Tháng 8/1656 tức năm thứ 13 Thuận Trị, ông ta lập nàng làm Hiền phi, đầu tháng 12 sắc phong làm Hoàng quý phi.
Địa vị của Hoàng Quý phi trong hậu cung chỉ xếp sau Hoàng hậu, sắc phong Hoàng quý phi cũng đại xá thiên hạ là việc xưa nay hiếm. Năm thứ 8 và năm thứ 11 Thuận Trị có đến 2 lần sắc phong trong Hoàng cung mà đại xá thiên hạ, thì không khó nhận thấy Hoàng quý phi Đổng Ngạc đã chiếm vị trí độc tôn trong trái tim Hoàng đế Thuận Trị.
Nhưng chính tình yêu của Thuận Trị đã trở thành gánh nặng cho nàng. Nàng cảm thấy vô cùng mêt mỏi với cuộc sống chốn thâm cung. Lao lực quá độ đã khiến nàng từ giã cõi đời vào 23/9/1666 tức tháng 8 năm thứ 17 Thuận Trị. Đổng Phi mất đi, đó là cú sốc vô cùng to lớn với Thuận Trị.
Để truy phong cho Đổng Ngạc thị là Hoàng hậu, Thuận Trị đã dọa chết để ép Hiếu Trang Hoàng thái hậu. Theo truyền thống chỉ có phi tần có con trai kế tục hoàng vị sau này mới được phong làm Hoàng hậu. Nhưng tránh không để Thuận Trị mất trí làm chuyện dại dột, Hoàng thái hậu đành phải đồng ý truy phong cho Đổng Ngạc thị làm Hoàng hậu.
Sau tang lễ của Đổng Hoàng hậu, Thuận Trị lại muốn xuất gia mặc cho văn võ bá quan can gián. Khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10, Thuận Trị quyết định xuất gia. Khi biết Hoàng thượng xuống tóc, Ngọc Lâm Quốc sư đã khuyên giải. Thuận Trị nghe xong thì tỉnh ngộ không xuất gia nữa. Nhưng từ đó ông ta không còn màng đến chuyện nhân gian, tự nhiên không tha thiết gì đến phi tử, mấy tháng có khi cả năm không lâm hạnh nàng nào là chuyện hết sức bình thường. Vậy nên, dẫu tuổi xuân mơn mởn, nhan sắc như hoa như ngọc, Thạc quý phi vẫn bị hoàng đế ghẻ lạnh, tới nỗi không chịu nổi sự cô đơn lạnh lẽo chốn thâm khuê nên mà liều lĩnh “vượt rào”, tư tình với thái giám âu cũng là chuyện khó tránh khỏi.
Bộ đội Hàng không Lục quân Đế quốc Nhật Bản hay Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản (tiếng Nhật: 大日本帝國陸軍航空部隊, chuyển tự Dainippon Teikoku Rikugun Kōkūbutai, nguyên văn 'Đại Nhật Bản đế quốc lục quân hàng không bộ đội' là binh chủng không quân của Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Cũng giống như quân chủng Lục quân nói chung chủ yếu được mô phỏng theo Quân đội Đức, Bộ đội hàng không ban đầu được phát triển theo đường lối tương tự Không quân Lục quân Đế quốc Đức (tức Luftstreitkräfte); nhiệm vụ chính của binh chủng này là hỗ trợ không lực tầm gần cho lực lượng mặt đất, cũng như đánh chặn trên không, tuy khả năng này còn hạn chế. Binh chủng cũng thực hiện trinh sát trên không cho nhiều binh chủng khác của Lục quân. Bộ đội hàng không Lục quân Đế quốc Nhật còn tham gia ném bom chiến lược vào nhiều thành phố như Thượng Hải, Nam Kinh, Quảng Châu, Trùng Khánh, Rangoon và Mandalay, dù đây không phải là nhiệm vụ chính của binh chủng này, vào thời điểm đó binh chủng thậm chí còn thiếu lực lượng oanh tạc cơ hạng nặng.
Binh chủng này cũng không thường xuyên triển khai máy bay quan sát/dò tìm pháo binh địch; mà giao cho các tiểu đoàn pháo binh dưới mặt đất điều khiển máy bay hạng nhẹ cùng khinh khí cầu làm vai trò này.
Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản vẫn chịu hầu hết trách nhiệm về oanh tạc cơ và tấn công tầm xa, cũng như phòng không chiến lược. Mãi đến giai đoạn sau của Chiến tranh Thái Bình Dương, hai lực lượng không quân này mới cố gắng hợp lại để bảo vệ các đảo quê hương.
Quân đội Nhật Bản bắt đầu quan tâm đến khinh khí cầu vào giữa thế kỉ 19, sau khi ghi nhận quân đội các nước châu Âu sử dụng. Năm 1874, người Nhật lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm bay lên tại một trường quân sự thiếu sinh quân. Nước Nhật bắt đầu chế tạo khinh khí cầu của riêng họ vào năm 1877, dựa trên một chiếc mua được của Pháp. Nhà công nghiệp Yamada Isaburô, bắt đầu phát triển khinh khí cầu hiđrô vào năm 1897. Năm 1900, ông phát minh ra khinh khí cầu hình trụ rồi bán cho Quân đội Đế quốc Nhật Bản. Quân đội lần đầu tiên triển khai những khinh khí cầu này trong Chiến tranh Nga–Nhật năm 1904-1905, nhằm phát hiện pháo binh đối phương.[1][3]
Năm 1907, Trung tá Eisuke Yamamoto tiếp xúc với Tướng Terauchi Masatake, Bộ trưởng Lục quân và Đô đốc Minoru Saitō, Bộ trưởng Hải quân. Họ cùng xây dựng một chính sách hàng không, thành lập một đơn vị khinh khí cầu quân sự chuyên dụng. Năm 1909, cùng với Hải quân Đế quốc Nhật Bản và Đại học Đế quốc Tōkyō, Rinji Gunyo Kikyu Kenkyukai (tức Hội Nghiên cứu Khinh khí cầu Quân sự Lâm thời) được thành lập. Hội do Thiếu tướng Masahiko Obama làm chủ tịch và tiếp tục thúc đẩy chính sách hàng không của Nhật Bản cho đến năm 1920. Trong tháng 3 năm đó, Trung úy Lục quân Hino và Kĩ sư Hải quân Sanji Narahara mỗi người thiết kế một chiếc máy bay. Narahara đã bay chiếc máy bay này vào ngày 5 tháng 5 năm 1910, trở thành phi cơ đầu tiên do Nhật Bản chế tạo làm được như vậy. Các thiết kế sau đó đều không thành công, Lục quân và Hải quân quyết định sử dụng máy bay nhập từ nước ngoài cho đến khi có thể xây dựng đủ trình độ kĩ thuật ở Nhật Bản để thiết kế máy bay của riêng mình.[1][4]
Năm 1910, hội cử Đại úy Yoshitoshi Tokugawa và Đại úy Hino Kumazō lần lượt sang Pháp và Đức để nhận đào tạo phi công và mua máy bay. Quân đội Nhật Bản đã mua chiếc phi cơ đầu tiên, đó là một chiếc hai tầng cánh Farman và một chiếc cánh đơn Grade, được các sĩ quan từ Tây Âu mang về. Vào ngày 19 tháng 12 năm 1909, Cơ trưởng Yoshitoshi Tokugawa trên chiếc Farman III đã thực hiện chuyến bay chạy bằng năng lượng đầu tiên thành công trên đất Nhật Bản tại Sân diễu hành Yoyogi ở Tokyo. Năm sau, 1911, một số máy bay khác đã được nhập khẩu, một phiên bản cải tiến của máy bay hai tầng cánh Farman III là Kaishiki Số 1, được chế tạo và bay tại Nhật Bản bởi Đại úy Togugawa. Cũng trong năm 1911, một quyết định chính sách được đưa ra, chính thức tách không lực Lục quân và Hải quân thành hai nhánh riêng biệt.[4]
Năm 1914, khi chiến tranh bùng nổ, quân Nhật bao vây thuộc địa Thanh Đảo của Đức, máy bay của lục quân và hải quân tiến hành nhiều hoạt động trinh sát và oanh tạc. Đoàn Không quân Lâm thời gồm bốn chiếc Maurice Farman MF.7 hai tầng cánh và một chiếc Nieuport VI-M đơn cánh đã thực hiện hết 86 phi vụ. Vào tháng 12 năm 1915, một tiểu đoàn không quân hợp từ 1 đại đội không quân và 1 đại đội khinh khí cầu được thành lập dưới Vận tải Lục quân chỉ huy bộ, đặt tại Tokorozawa. Vận tải Lục quân chỉ huy bộ chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động trên không. Tổng cộng 10 máy bay đã được bổ sung vào Bộ đội Hàng không Lục quân vào những năm 1914 và 1915.[7]
Một số phi công Nhật Bản đã phục vụ cho đoàn bay Pháp trong cuộc chiến. Shigeno Kiyotake gia nhập đoàn bay vào tháng 12 năm 1914. Ông là thành viên của liên đoàn quân át chủ bài của Pháp, được xác nhận đã bắn hạ hai máy bay Đức, sáu máy bay chưa được xác nhận . Ông được trao tặng Ordre national de la Légion d'honneur, huân chương cao quý nhất của nước Pháp. Kobayashi Shukunosuke trở thành phi công được cấp phép vào tháng 12 năm 1916, tử trận trong Trận tiến công mùa Xuân 1918. Sau này ông được truy tặng giải thưởng Croix de Guerre. Isobe Onokichi, Ishibashi Katsunami, Masaru Kaiya (Hải quân), Tadao Yamanaka, Masatoshi Takeishi, Isakitchy Nagao và Moro Goroku, một kĩ sư máy bay của Kawasaki, cũng từng phục vụ trong Đoàn bay Pháp.[8][9]
Tuy nhiên, cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thì người ta mới nghiêm túc chú ý đến hàng không quân sự. Các nhà quan sát quân sự Nhật Bản ở Tây Âu đã nhanh chóng nhận ra lợi thế của công nghệ mới này, và sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản mua một số lượng lớn máy bay quân sự dư thừa. gồm 20 chiếc Sopwith 1½ Strutter, 3 chiếc Nieuport 24 và 6 chiếc Spad. Để đối phó với sự gia tăng số lượng máy bay này, ngôi trường dạy bay đầu tiên đã thành lập tại Tozorozawa (Tokorozawa Rikugun Koku Seibi Gakkō), sau đó là Akeno và Shimoshizu.[7] Một phái bộ quân sự Pháp được mời đến Nhật nhằm giúp phát triển ngành hàng không. Sứ mệnh này do Jacques-Paul Faure đứng đầu, gồm 63 thành viên để thiết lập các nguyên tắc cơ bản của lĩnh vực hàng không Nhật Bản, sứ mệnh cũng mang theo một số phi cơ, gồm 30 chiếc Salmson 2A2 cũng như 2 chiếc Caquot điều khiển được. Năm 1919, 40 chiếc Nieuport, 100 chiếc Spad XIII và 2 chiếc Breguet XIV. Trong thời gian này, máy bay Nhật Bản đã có vai trò chiến đấu trong cuộc can thiệp ở Siberia năm 1920 chống lại Hồng quân Bolshevik gần Vladivostok.
Nhà máy sản xuất phi cơ đầu tiên ở Nhật Bản, Công ti Phi hành cơ Nakajima, được thành lập năm 1916, nhận giấy phép chế tạo Nieuport 24, Nieuport-Delage NiD 29 C.1 (với tên gọi Nakajima Ko-4) cũng như động cơ Hispano-Suiza. Nakajima sau đó sản xuất theo giấy phép chiếc Gloster Sparrowhawk và Bristol Jupiter. Tương tự, Công ti Công nghiệp nặng Mitsubishi cũng bắt đầu lắp ráp máy bay theo giấy phép của Sopwith vào năm 1921, Công ti Công nghiệp nặng Kawasaki sản xuất bộc kích cơ Salmson 2 A.2 từ Pháp, đồng thời thuê nhiều kĩ sư Đức, đơn cử như Tiến sĩ Richard Vogt, để sản xuất các thiết kế máy bay ném bom sơ khởi như Kiểu 88. Ngoài ra, Kawasaki còn sản xuất động cơ máy bay theo giấy phép của BMW. Vào cuối những năm 1920, Nhật Bản đã có thể sản xuất những thiết kế độc quyền, đáp ứng được nhu cầu của Lục quân, và đến năm 1935, Nhật Bản đã trữ được một lượng lớn các thiết kế phi cơ bản địa có kĩ thuật tinh vi.
Năm 1919, lực lượng không quân lục quân của Đế quốc Nhật Bản được tổ chức thành một chuỗi chỉ huy riêng trong Bộ Chiến tranh Nhật Bản. Tháng 5 năm 1925, Bộ đội hàng không Đế quốc Nhật Bản chính thức được thành lập dưới sự chỉ huy của Trung tướng Kinichi Yasumitsu, được coi như binh chủng ngang hàng với pháo binh, kỵ binh hoặc bộ binh, và có 3.700 quân nhân với khoảng 500 máy bay. Trong một cuộc tái tổ chức vào ngày 5 tháng 5 năm 1927, lập ra Liên đội bay (飛行連隊 (Phi hành liên đội), Hikō Rentai?), mỗi liên đội gồm hai tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn bao gồm tối đa bốn phi đoàn. Mỗi Liên đội bay là một đơn vị hợp thành, gồm hỗn hợp các phi đoàn chiến đấu cơ, quan trắc cơ.
Đến Chiến tranh thế giới thứ hai, cơ cấu chỉ huy của Không lực Đế quốc Nhật Bản được chia thành ba nhánh khu vực. Các chiến dịch do Tổng tham mưu trưởng kiểm soát thông qua những khu vực trực tiếp của Lục quân đến các Hàng không quân trong từng khu vực tương ứng. Việc đào tạo thuộc Tổng giám bộ Hàng không, các cá nhân, công việc hành chính và mua sắm thì thuộc cả Bộ trưởng Bộ Chiến tranh và Hàng không chỉ huy bộ.[7]
Xem Tổng giám bộ Hàng không Lục quân
Đến năm 1941, Bộ đội Hàng không Lục quân Đế quốc Nhật Bản có khoảng 1.500 chiến đấu cơ. Trong những năm đầu tiên của cuộc chiến, Nhật Bản tiếp tục phát triển kĩ thuật và triển khai các máy bay ngày càng tiên tiến, chiếm ưu thế trên không trên hầu hết các chiến trường nhờ kinh nghiệm chiến đấu của phi hành đoàn và chất lượng điều khiển của các phi cơ.
Tuy nhiên, khi chiến tranh tiếp diễn, Nhật Bản nhận thấy rằng khả năng sản xuất của họ không thể sánh được với phe Đồng minh. Ngoài những vấn đề về sản xuất này, Nhật Bản còn phải đối mặt với áp lực chiến đấu liên tục và do đó tiếp tục bị tổn thất. Hơn nữa, liên tiếp xảy ra tình trạng gián đoạn sản xuất do phải di chuyển các nhà máy từ địa điểm này sang địa điểm khác, mỗi lần di chuyển đều nhằm mục đích tránh bị oanh tạc chiến lược bởi quân Đồng minh. Giữa những yếu tố kể trên và nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như các vật liệu chiến lược bị hạn chế, người Nhật thấy mình vượt trội về mặt vật chất.
Về nhân lực, Nhật Bản thậm chí còn kém hơn. Các phi hành đoàn có kinh nghiệm đều đã tử trận và việc thay thế họ thì chưa được lên kế hoạch. Người Nhật đã mất đi quá nhiều sĩ quan huấn luyện lành nghề, và họ không có nhiên liệu cũng như thời gian để có thể sử dụng những nhân sự huấn luyện mà họ hiện có. Vì những lẽ đó, vào cuối thời kì tồn tại của mình, Bộ đội hàng không Lục quân Đế quốc đã dùng đến những cuộc xung kích kamikaze, chống lại lực lượng Đồng minh áp đảo.
Các máy bay quan trọng được Bộ đội hàng không Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Chiến tranh Trung-Nhật và Chiến tranh thế giới thứ hai là:
Cùng với sự bùng nổ của Chiến tranh Trung–Nhật năm 1937, các điều kiện tác chiến phù hợp cho việc dùng nhiều đơn vị nhỏ lẻ, dẫn đến sự thành lập nhiều Đại đội bay độc lập (独立飛行大隊 (Độc lập phi hành đại đội), Dokuritsu Hikō Daitai?) hoặc thậm chí nhỏ hơn nữa là các Trung đội bay độc lập (独立飛行中隊 (Độc lập phi hành trung đội), Dokuritsu Hikō Chutai?), mỗi cái đều có những dấu hiệu đặc trưng riêng.
Vào tháng 8 năm 1938, việc tái tổ chức hoàn toàn Bộ đội hàng không Lục quân đã dẫn đến thành lập Chiến đội bay (飛行戦隊 (Phi hành chiến đội), Hikō Sentai?), thay thế hết tất cả các Đại đội bay và Trung đoàn bay cũ. Mỗi Chiến đội là một đơn vị đơn mục đích, gồm điển hình là ba đội bay, chia thành ba tiểu đội (小隊, shōtai?) mỗi tiểu đội gồm ba máy bay. Tính cả đội bay dự bị và tiểu đội chỉ huy, một Chiến đội bay thường có 45 máy bay (tiêm kích) hoặc tối đa 30 máy bay (ném bom hoặc trinh sát). Hai hoặc nhiều Chiến đội bay hợp thành Phi đoàn (飛行団 (Phi hành đoàn), Hikōdan?), cùng với các căn cứ, đơn vị hỗ trợ và một số đội bay độc lập, hợp thành Tập đoàn bay (飛行集団 (Phi hành tập đoàn), Hikō Shudan?).
Năm 1942, Tập đoàn bay đổi thành Sư đoàn bay (飛行師団 (Phi hành sư đoàn), Hikō Shidan?), nhằm phản ánh thuật ngữ của các sư đoàn bộ binh, nhưng cấu trúc vẫn giữ nguyên. Hai Sư đoàn bay, cùng với một số đơn vị độc lập hợp thành Hàng không quân (航空軍, Kōkū gun?).
Trong suốt phần lớn thời gian của Chiến tranh Thái Bình Dương, Bộ đội hàng không Lục quân Đế quốc Nhật Bản được tổ chức thành bốn Hàng không quân, với hai đơn vị nữa được bổ sung vào giai đoạn cuối của cuộc chiến:
Vào tháng 4 năm 1944, một cuộc tái tổ chức Bộ đội hàng không Lục quân Đê quốc Nhật Bản đã diễn ra. Các đơn vị bảo dưỡng, đơn vị mặt đất, trước đó là một bộ chỉ huy riêng biệt, sau được sáp nhập vào Chiến đội bay (Hiko Sentai). Các đội bay của Chiến đội được chỉ định lại thành Phi đội (飛行隊 (Phi hành đội), Hikōtai?), các đơn vị mặt đất thì được chỉ định là Chỉnh bị đội (整備隊, Seibutai?).
Những thay đổi khác trong giai đoạn cuối cuộc chiến là sự hình thành của "Đơn vị xung kích đặc thù" và "Đơn vị rung chuyển trên không", đây là những đơn vị chỉ tồn tại trong thời gian ngắn có tên riêng (thường lấy từ thần thoại hoặc lịch sử Nhật Bản), nhưng cũng nằm trong biên các phi đoàn hiện có. Các đơn vị này được huấn luyện đặc biệt với nhiệm vụ không đối không đâm máy bay ném bom quân Đồng minh. Khi đó, chúng thường bỏ vũ trang và gia cố lại khung máy bay.
Trong giai đoạn cuối cuộc chiến, Đơn vị xung kích đặc thù đã phát triển thành những đội quân cảm tử chuyên dụng cho nhiệm vụ thần phong. Khoảng 170 đơn vị trong số này đã được thành lập, 57 đơn vị của riêng Sư đoàn bay hướng dẫn. Được trang bị trên danh nghĩa với 12 máy bay mỗi đội, cuối cùng cả đơn vị bao gồm khoảng 2000 máy bay.
Lần tái tổ chức cuối cùng diễn ra trong quá trình chỉnh bị cho cuộc tác chiến Ketsugō bảo vệ các hòn đảo chính quốc vào năm 1945, khi mà toàn bộ các Hàng không quân được kết hợp lại dưới sự chỉ huy tập trung của Tướng Masakazu Kawabe.[11]
Tập đoàn đĩnh tiến (挺進集団, Teishin Shudan?) là lực lượng đặc biệt/đơn vị đổ bộ đường không của Lục quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ teishin (đĩnh tiến) có thể hiểu theo nghĩa đen là "đột kích". Đơn vị này cũng có thể được coi như "biệt kích" trong thuật ngữ của các quân đội khác. Được gọi là sư đoàn, song đơn vị này có quy mô cấp lữ đoàn, và là một phần của Bộ đội hàng không Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Do đó, đơn vị Teishin này khác với những đơn vị nhảy dù trên biển của Hải quân đặc biệt lục chiến đội (Kaigun tokubetsu riku sentai)
'Giretsu' (義烈空挺隊 (Nghĩa liệt không đĩnh đội), Giretsu Kūteitai?) là một đơn vị lực lượng đặc biệt trên không của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, thành lập từ những lính dù Lục quân (tức Teishin Shudan) vào cuối năm 1944 như một nỗ lực cuối cùng nhằm giảm thiểu và trì hoãn các cuộc ném bom của quân Đồng minh vào đảo Nhật Bản. Đơn vị Giretsu do Trung tướng Kyoji Tominaga chỉ huy.
Tính đến năm 1940, Bộ đội hàng không Lục quân Đế quốc Nhật Bản có:
Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản có một bộ phận kĩ thuật, Xưởng binh khí hàng không lục quân Tachikawa, chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển không lực. Xưởng binh khí này có một đội thử nghiệm các máy bay Đồng minh bắt được là Sở Nghiên cứu kĩ thuật hàng không (Koku Gijutsu Kenkyujo).
Xưởng binh khí Tachikawa cũng liên kết với Tachikawa Hikoki K.K. và Rikugun Kokukosho K.K., đây là các doanh nghiệp chế tạo máy bay do Lục quân sở hữu và điều hành. giống như Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản điều hành công ti riêng là Xưởng Kĩ thuật Hàng không Yokosuka.
Do mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa Lục quân Đế quốc Nhật Bản và Hải quân Đế quốc Nhật Bản, phía Lục quân nhận thấy cần phải mua sắm, vận hành những tàu sân bay của riêng họ với mục đích hộ tống và bảo vệ các đoàn tàu vận tải của Lục quân. Các tàu sân bay hộ tống/vận tải này được cải biến từ các tàu chở khách hoặc tàu buôn nhỏ, có khả năng vận hành từ 8 đến 38 máy bay, tùy thuộc vào loại và kích cỡ, đồng thời cũng được sử dụng để vận chuyển nhân sự cùng xe tăng.
Những con tàu này gồm có Taiyō Maru, Unyō Maru, Chūyō Maru, Kaiyō Maru, Shinyo Maru, Kamakura Maru, Akitsu Maru, Nigitsu Maru, Kumano Maru, Yamashiro Maru, Shimane Maru, Chigusa Maru (chưa hoàn thành) và Otakisan Maru (chưa hoàn thành), được vận hành bởi những hải đoàn dân sự, còn những người lính thì điều khiển các khẩu súng phòng không hạng nhẹ và hạng trung.
Là một phần không thể thiếu của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, Bộ đội hàng không Lục quân mặc quân phục Lục quân Đế quốc Nhật tiêu chuẩn. Chỉ có phi hành đoàn và quân nhân mặt đất mặc sọc màu xanh da trời, còn các sĩ quan mặc quân phục bậc hàm, hoạ tiết mảng màu xanh da trời.
Chiều 1-9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự Lễ thăng quân hàm cấp Thượng tướng cho 2 đồng chí và cấp Trung tướng cho 1 đồng chí sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Minh Chính, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP); Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an. Dự buổi lễ còn có các đại biểu Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của BQP. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị, xét tờ trình của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng với 2 đồng chí sĩ quan QĐND Việt Nam gồm: Đồng chí Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng BQP; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và trao Quyết định thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng cho đồng chí Trần Việt Khoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Giám đốc Học viện Quốc phòng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng, Trung tướng cho các đồng chí sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chúc mừng các đồng chí vinh dự được thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng và coi đây là niềm vinh dự, tự hào đối với cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân cũng như cá nhân, gia đình và quê hương mỗi đồng chí.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, việc thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng đối với ba đồng chí thể hiện sự quan tâm, tin tưởng sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với QĐND Việt Nam.
Chủ tịch nước căn dặn nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi QĐND Việt Nam nói riêng, lực lượng vũ trang nhân dân nói chung phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu; xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội mong muốn và tin tưởng các đồng chí được phong quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng hôm nay tiếp tục rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; luôn chủ động, nhạy bén, nắm vững tình hình về mọi mặt để tham mưu với Quân ủy Trung ương, BQP đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội và lực lượng dân quân tự vệ; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng tổ chức quân đội ngày càng vững mạnh toàn diện; chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và phẩm chất đạo đức; ra sức học tập, nâng cao năng lực, trình độ về mọi mặt, phát huy bản chất cách mạng, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, thực sự gương mẫu chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật Quân đội; luôn đoàn kết, thống nhất, khiêm tốn, giản dị, gần gũi, gắn bó với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; tích cực nghiên cứu chiến lược, chiến thuật, chú trọng đổi mới tư duy, phương pháp công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý; cùng với Quân ủy Trung ương, BQP lãnh đạo, chỉ huy QĐND Việt Nam hoàn thành tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động, sản xuất để mãi xứng đáng với lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Thay mặt các đồng chí được thăng quân hàm lần này, Thượng tướng Phan Văn Giang bày tỏ niềm vinh dự, tự hào và biết ơn sâu sắc với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, BQP, các bộ, ngành, địa phương và nhân dân cả nước, cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các đồng chí phấn đấu rèn luyện, phát triển và trưởng thành. Thượng tướng Phan Văn Giang, khẳng định: “Vinh dự và tự hào được Đảng, Nhà nước, Quân đội quyết định thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng, chúng tôi nguyện đem hết sức lực, trí tuệ, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chỗ dựa vững chắc, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân”.