Theo số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019 do Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2019 đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu là 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu là 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2018.
Kim ngạch xuất nhập khẩu (Export-import turnover)
Kim ngạch xuất nhập khẩu trong tiếng Anh là Export-import turnover.
Kim ngạch xuất khẩu (Export turnover) là tổng giá trị xuất khẩu của các (hoặc một) hàng hoá xuất khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định thường là quý hoặc năm, sau đó qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định
Kim ngạch nhập khẩu (Import turnover) là tổng giá trị nhập khẩu của các (hoặc một) hàng hoá nhập khẩu vào quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.
Kim ngạch xuất nhập khẩu (Export-import turnover) là tổng kim ngạch nhập khẩu cộng tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 244,72 tỉ USD, tăng 13,8% so với năm 2017. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 69,2 tỉ USD, tăng 15,9%, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 175,52 tỉ USD, tăng 12,9%, chiếm 71,7% (giảm 0,6 điểm phần trăm so với năm 2017).
Năm 2018 là năm thành công với chỉ tiêu xuất khẩu và cán cân thương mại khi tăng trưởng xuất khẩu đạt tốt với 13,8%, cao hơn chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Qui mô xuất khẩu tăng mạnh, hiện nay cả nước có khoảng 26 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD, 8 mặt hàng đạt trên 5 tỉ USD và 5 mặt hàng trên 10 tỉ USD.
Khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước tiếp tục có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tốt, đạt 69,2 tỉ USD, tăng 15,9% so với cùng kì. Nếu các năm trước, tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước thường xuyên đạt thấp hơn khối FDI thì năm 2018 đã "đảo chiều", đạt cao hơn khối FDI.
Cùng với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt tốt, cán cân thương mại năm 2018 đã duy trì thặng dư, ước đạt 7,2 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay. Việc kiểm soát tốt cán cân thương mại giúp tăng nguồn cung ngoại tệ, ổn định thị trường ngoại hối, ổn định cán cân thương mại thanh toán quốc tế.
Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu 2019
Năm 2019, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tập trung các giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa như phát triển sản xuất và tạo nguồn hàng chất lượng để đảm bảo qui mô xuất khẩu; phát triển và mở cửa thị trường; tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu và liên kết chuỗi sản xuất, chế biến.
Đặc biệt, tập trung nâng cao hiệu quả kết nối, phối hợp đồng bộ với các đơn vị giải quyết vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế như chống trợ cấp, chống bán phá giá... Thay đổi căn bản trong xúc tiến thương mại, đi sâu vào các mặt hàng chủ lực trong từng giai đoạn chứ không làm dàn trải như hiện nay để đưa sản phẩm Việt Nam đến ngày càng nhiều thị trường trên thế giới.
(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Tài chính)
Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM (VCCI-HCM) vừa phối hợp với BIFA JSC và Công ty PABLO tổ chức giới thiệu Triển lãm Quốc tế về giải pháp nội thất thông minh 2024 (SFS Vietnam 2024) với chủ đề “Xu hướng đột phá mới cho ngành gỗ và nội thất”, diễn ra từ 27 đến 30/11/2024 tại Bình Dương.
Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI-HCM cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng. Trong 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt gần 649 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu đạt gần 336 tỷ USD, tăng 15% và nhập khẩu đạt gần 313 tỷ USD, tăng 17,1%.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đạt mức tăng trưởng ấn tượng, riêng trong tháng 10 ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9 và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung cả 10 tháng 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm 2023, tiến sát mục tiêu 14,2 tỷ USD của cả năm 2024.
Các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã vươn tới 170 thị trường thế giới, trong đó 5 thị trường lớn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ.
Nhờ đẩy mạnh tăng trưởng về xuất khẩu, đồ gỗ Việt Nam đang tiếp tục chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ hàng đầu thế giới. Hiện, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc về nhóm sản phẩm đồ gỗ có giá trị gia tăng cao là đồ mộc trong nhà và ngoài trời.
“Những số liệu xuất nhập khẩu tích cực là minh chứng cho tiềm năng phát triển vượt bậc của ngành gỗ Việt Nam”, ông Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh và cho biết: "Triển lãm Quốc tế về giải pháp nội thất thông minh 2024 được VCCI-HCM phối hợp cùng các đơn vị tổ chức là sự kiện quan trọng mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới cho các doanh nghiệp trong ngành gỗ và nội thất".
Với mục tiêu giới thiệu và quảng bá các giải pháp nội thất thông minh, SFS Viet Nam 2024 không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ và thiết kế tiên tiến mà còn giúp mở rộng chuỗi cung ứng, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu bền vững.
SFS Vietnam 2024 dự kiến có quy mô khoảng 300 gian hàng, tổng diện tích trưng bày 12.000m2 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo tại thành phố mới Bình Dương.
Bà Dương Thị Tú Trinh, Tổng giám đốc BIFA JSC chia sẻ, ban tổ chức chọn Bình Dương để tổ chức SFS Vietnam 2024 bởi Bình Dương là một trong những trung tâm sản xuất và chế biến gỗ lớn nhất cả nước, được xem là “đầu tàu” kéo ngành gỗ cả nước vào nhóm các ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng.
Ông Nguyễn Trường Thi, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Dương cho biết, hiện Bình Dương có hơn 1.200 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, trong đó, có hơn 300 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ngành chế biến gỗ cũng là ngành hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn nhất của tỉnh Bình Dương.
Cụ thể, trong 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Bình Dương ước đạt hơn 5,4 tỷ USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ, chiếm 19% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh.
“Chúng tôi tự hào là nơi có nhiều doanh nghiệp gỗ hàng đầu, luôn dẫn đầu trong việc đổi mới công nghệ và sáng tạo trong thiết kế sản xuất”, ông Nguyễn Trường Thi nhấn mạnh và thông tin thêm: "Bình Dương sẽ tiếp tục tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ, nội thất tạo dựng môi trường phát triển bền vững”.