Hôm qua, khi tôi đến nhà trẻ đón con trai về, vô tình chứng kiến một cảnh tượng khiến mình xót xa. Theo đó, có một vài bạn trong lớp đang tụ tập lại chơi trò đại bàng bắt gà con, lúc đó con trai tôi ngỏ ý muốn tham gia cùng, nhưng có một cậu bé nói: “Tụi mình không muốn chơi với bạn”.
Theo dõi quá trình học tập của con trẻ
Các em học sinh, nhất là các em mầm non hay tiểu học, rất dễ mất tập trung, bị các tác nhân từ môi trường gây sao nhãng việc học. Do đó, ở những buổi đầu, cha mẹ nên ở bên cạnh để nhắc nhở con chú tâm vào việc học hơn. Tuy nhiên, việc quan sát, đồng hành cùng con nên được thực hiện ở mức độ vừa phải, tránh tình trạng con ỷ lại vào bố mẹ.
Bên cạnh đó, khi nhắc nhở con, cha mẹ cần sử dụng lời nói mang tính động viên, khích lệ để trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc học thay vì những lời nói nặng nề, quát mắng. Cha mẹ cần cân bằng giữa nhu và cương, kết hợp giữa sự nghiêm khắc và mềm mỏng, chan hoà đúng lúc đúng chỗ, giúp trẻ vừa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nhưng vẫn cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ.
Chăm sóc sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ
Đời sống tinh thần đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người, kể cả trẻ nhỏ. Tinh thần vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái sẽ giúp cho trẻ nhỏ có nhiều đam mê, hứng thú trong học tập hơn. Do đó, Chương trình giáo dục Well-being được VAS triển khai với mong muốn giúp các em học sinh được tiếp cận, tìm hiểu các yếu tố góp phần tạo nên một cuộc sống cân bằng, trọn vẹn: sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, sự phát triển tình cảm và xã hội, sự phát triển tri thức.
Ngoài ra, các thầy cô thân thiện, tận tâm luôn mang đến cho các em học sinh môi trường giáo dục, rèn luyện ngập tràn tình yêu thương. Tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc là bệ phóng vững chắc, giúp trẻ thỏa sức theo đuổi đam mê, ước mơ của bản thân.
Môi trường học tập tại VAS luôn ngập tràn niềm vui
Hy vọng với những thông tin trên từ VAS, phụ huynh đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi cha mẹ phải làm gì khi con không thích học. VAS quan niệm rằng, việc trẻ chưa thích học phần lớn là do cách tiếp cận chưa được phù hợp. Để giúp trẻ hình thành thái độ tích cực trong học tập cần có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh. Thái độ đúng mực, cương quyết mềm mỏng đúng thời điểm của cha mẹ sẽ có tác động mạnh mẽ vào nhận thức của trẻ. Đồng thời, sự đồng hành, hỗ trợ từ nhà trường giúp trẻ ngày càng hoàn thiện về năng lực, phẩm chất và thái độ.
Để tìm hiểu về môi trường học tập hiện đại, đạt chuẩn quốc tế tại VAS, Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ tại: www.vas.edu.vn - 0911 26 77 55.
Kinh nghiệm dạy con tuổi dậy thì phụ huynh nên biết
Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai dành cho các em học sinh
Ngày nay, nhiều cha mẹ không tiếc tiền đầu tư cho con đi du học, với mong muốn con được ra ngoài mở mang tầm mắt và khi trở về nước, với tiếng thơm "từng đi du học", con sẽ kiếm được nhiều cơ hội việc làm tốt. Tuy nhiên, có phải đứa trẻ nào cũng phù với với du học?
Nói về điều này, ông Tạ Cường - một chuyên gia giáo dục nổi tiếng tại Trung Quốc, hiện đang giữ chức Phó hiệu trưởng trường Tân Đông Phương (Bắc Kinh) - đã có đôi điều chia sẻ. Ông Tạ Cường cho hay: "Gần đây, luôn có những phụ huynh dẫn con cái đến gặp tôi và hỏi: Ông Tạ, ông có nghĩ con tôi thích hợp đi du học không".
Theo ông Tạ, đi Anh, Hoa Kỳ, Canada hay Úc..., ngoài tiền học phí hàng năm còn tốn tiền chỗ ở, sinh hoạt. Trước khi đi, kinh phí cho lớp luyện thi hay cho công ty tư vấn du học không hề ít. Nếu cha mẹ có đủ tài chính để đầu tư thì về cơ bản chuyện du học của con dường như là không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, nếu mọi thứ đều sẵn sàng nhưng con không thích hợp đi du học thì sao? Trên thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng có thể xa gia đình để tự lập ở một đất nước hoàn toàn mới khác biệt về văn hóa, lối sống...
Ông Tạ cho rằng, có 2 kiểu học sinh rất khó để hòa nhập với môi trường nước ngoài. Dù gia đình có điều kiện tới đâu cũng không nên ép con đi du học. Càng ép buộc càng cầm chắc thất bại.
Rèn luyện cho trẻ ý thức chủ động học tập
Rèn luyện ý thức chủ động trong việc học tập là một yếu tố quan trọng để trẻ phát triển và đạt thành công trong việc học lẫn trong cuộc sống. Cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và khuyến khích con trở thành những học sinh có tính tự giác, tinh thần chủ động cao. Đây không chỉ là một kỹ năng quan trọng để các em tự đạt được thành tích tốt, mà còn là một nền tảng cho sự tự tin và độc lập trong tương lai.
Hãy để con tự chịu trách nhiệm với việc học của bản thân. Cha mẹ không cần nhắc nhở những việc mà con nên tự làm. Trẻ cần hiểu rằng học là trách nhiệm của bản thân, và phải tự lo cho bản thân mình. Nếu cha mẹ luôn nhắc nhở, con sẽ có xu hướng phụ thuộc và chỉ học khi được cha mẹ nhắc nhở. Điều này có thể dẫn đến tư tưởng rằng "việc học là để làm hài lòng bố mẹ" hoặc "học khi bố mẹ nhắc, còn không thì thôi", dẫn đến việc học tập qua loa, không thật sự chú tâm, đầu tư thời gian, công sức, nỗ lực của bản thân vào việc học.
Khi không có sự nhắc nhở từ cha mẹ, trẻ có thể quên. Và người có thẩm quyền nhắc nhở về việc học của trẻ chính là giáo viên. Khi bị giáo viên nhắc nhở hay phạt vì việc không hoàn thành bài tập được giao, trẻ sẽ nhận thức rằng việc học là trách nhiệm của chính mình, không phải của người khác.
Tạo môi trường học tập giúp tăng cường sự tập trung cho trẻ
Các yếu tố khách quan như môi trường cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng lười học ở trẻ nhỏ. Để giúp trẻ tập trung hơn và có hứng thú học tập, một môi trường học tập tốt là rất quan trọng. Cha mẹ có thể thiết kế cho con một góc học tập riêng, nơi thoáng đãng, ngăn nắp và yên tĩnh. Điều này sẽ giúp con cảm thấy thoải mái và tạo điều kiện để tập trung cao độ vào việc học, không bị điều kiện xung quanh tác động, gây xao nhãng.
Ngoài việc tạo môi trường học tập lý tưởng, cha mẹ cũng nên sử dụng các quy ước ngầm để khơi gợi tính tự giác trong con. Ví dụ, sau bữa tối, hãy quy định rằng con cần dành một khoảng thời gian ngồi vào bàn học. Điều này giúp tâm lý của trẻ thư giãn và học tập trở nên "dễ chịu" hơn.
Các yếu tố bên ngoài cũng có thể gây xao lãng trong quá trình học. Cha mẹ cần loại bỏ những yếu tố như tiếng ồn, điện thoại, ti vi hoặc tiếng đùa vui của bạn bè để giúp trẻ tập trung hơn. Việc loại bỏ những tác nhân xao lãng này sẽ làm cho việc học trở nên hiệu quả hơn nhiều.
Tuy nhiên, không nên cấm trẻ hoàn toàn khỏi việc đi chơi và gặp gỡ bạn bè. Thời gian nghỉ ngơi và thư giãn là rất quan trọng để não bộ có thể tiếp thu kiến thức mới. Cha mẹ cần tạo điều kiện cho con tham gia vào các hoạt động giải trí và gặp gỡ bạn bè một cách cân nhắc và hợp lý.
Môi trường có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ
Áp dụng hình phạt mang tính răn đe
Bên cạnh những lời động viên, khích lệ trẻ nhỏ, việc áp dụng phương pháp phạt mang tính răn đe, ở mức độ vừa phải cũng là một phần không thể thiếu. Khi trẻ không đạt được những mục tiêu học tập đã đề ra hoặc không thể hiện sự cố gắng, việc áp dụng các biện pháp phạt hợp lý và phù hợp là cần thiết để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm trong học tập. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc phạt không nên làm tổn thương tâm lý hay gây áp lực quá lớn cho trẻ.
Quan trọng nhất, việc thưởng - phạt cần được áp dụng đúng lúc và đúng mức. Điều này đảm bảo rằng con trẻ sẽ nhận ra mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả, từ đó hình thành ý thức chủ động, ý thức trách nhiệm trong việc quản lý học tập của mình. Đồng thời, sự công bằng và công tâm trong việc thưởng - phạt cũng là yếu tố quan trọng để con tin tưởng và hợp tác trong quá trình học tập.