Học phí dự kiến với sinh viên chính quy:

B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2024

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiên nhận ĐKXT

4.3. Chính sách ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng

Xem chi tiết tại mục 1.8 trong đề án tuyển sinh TẠI ĐÂY

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8)

Kết quả thi tốt nghiệp THPT kết hợp CCNN

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8)

Kết quả thi tốt nghiệp THPT kết hợp CCNN

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8)

Kết quả thi tốt nghiệp THPT kết hợp CCNN

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

Điểm chuẩn của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam như sau:

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: [email protected]

Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam (tiếng Anh: VietNam University Of Traditional Medicine) là một trường đại học chuyên ngành y khoa tại Việt Nam. Có sứ mạng đào tạo bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực Đồng bằng sông Hồng. Trường trực thuộc Bộ Y tế.

Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam là trường đại học y học cổ truyền đầu tiên ở Việt Nam, thành lập năm 2005 theo Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg ngày 2-02-2005 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, trên cơ sở trường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh thành lập vào năm 1969

Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam là cơ sở lớn nhất của Việt Nam đào tạo thầy thuốc y học cổ truyền.

Học viện đang đào tạo bác sĩ đa khoa, dược sĩ đại học, bác sĩ y học cổ truyền, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, thạc sĩ, bác sĩ nội trú, tiến sĩ y học cổ truyền, thạc sĩ dược học cổ truyền.

Hiện Học viện đã tuyển sinh nhiều khóa liên kết đào tạo bác sĩ y học cổ truyền với Đại học Trung Y Dược Thiên Tân (Trung Quốc); liên kết đào tạo nghiên cứu khoa học và điều trị với nhiều nước như: Trung Quốc, Ucraina, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Cộng hòa Czech và Cộng hòa Liên bang Đức.

Hiện Học viện có hơn 600 giảng viên, cán bộ, viên chức; trong đó có 11 giáo sư, phó giáo sư; 26 tiến sĩ/bác sĩ chuyên khoa II, 149 thạc sĩ/bác sĩ chuyên khoa I

Sau hơn 5 năm thành lập, Hội Nam y Việt Nam đã đổi tên thành Hội Y học cổ truyền Việt Nam, do Thầy thuốc nhân dân, GS.TS Trương Việt Bình làm Chủ tịch.

Hội Nam y Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 852/QQD-BNV ngày 17/03/2017 của Bộ Nội Vụ. Trong 5 năm qua, Hội đã phát triển 42 Chi hội Nam y trực thuộc ở các vùng miền trong cả nước với 2.250 hội viên, 9 ban chuyên môn; có Viện Nghiên cứu y dược cổ truyền Việt Nam, Tạp chí Sức khỏe Việt (báo in và báo điện tử).

Hội đã có nhiều hoạt động kế thừa, phát huy nền y học cổ truyền Việt Nam, đóng góp các chương trình chung tay phòng chống Covid-19 và sử dụng thuốc Nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Tại Đại hội Đại biểu Hội Nam y Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức vào ngày 15/9/2022 tại Hà Nội, Hội đã thống nhất việc đổi tên thành Hội Y học cổ truyền Việt Nam. Thầy thuốc nhân dân, GS.TS Trương Việt Bình được bầu làm Chủ tịch hội.

Thầy thuốc Nhân dân, GS.TS Trương Việt Bình (bên phải) được bầu làm Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam

Trong nhiệm kỳ mới, Hội Y học cổ truyền Việt Nam tập trung thực hiện các mục tiêu như: Chủ động nghiên cứu và khai thác các dược liệu, các đề tài thuốc Nam được Hội đồng khoa học thẩm định để ứng dụng thực tiễn; Khai thác phát huy tiềm năng của y dược cổ truyền; Kết hợp Đông y và Tây y trong phòng và điều trị; Phát triển kỹ năng, kỹ thuật của y dược cổ truyền trên cơ sở giữ vững bảo tồn và phát huy tinh hoa của y dược cổ truyền Việt Nam kết hợp với tinh hoa của y dược cổ truyền Đông Phương và y dược hiện đại…

Cũng tại Đại hội đã diễn ra lễ tặng và truy tặng kỷ niệm chương Vì sự phát triển Y học cổ truyền Việt Nam cho các bậc tiền bối trong ngành y tế có công kế thừa, bảo tồn, phát huy phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam dự kiến mức thu học phí năm học phí năm học 2023 - 2024 đối với hệ đào tạo đại học chính quy dao động từ 2.450.000 đồng/tháng tương đương 24.500.000 đồng/năm học. Tuy nhiên, mức học phí của mỗi sinh viên thay đổi tùy thuộc vào số tín chỉ và đặc thù ngành học của sinh viên mà có sự khác nhau. Hãy cùng Zunia tham khảo mức học phí cụ thể của từng ngành qua bài viết dưới đây:

Bên cạnh đó, hàng năm, Học viện có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên theo học có hoàn cảnh khó khăn và khuyến khích tinh thần học tập như: Chính sách miễn, giảm học phí; Học bổng khuyến khích học tập theo từng học kỳ;....

Với mục đích đào tạo bác sĩ chuyên sâu về y học dân tộc công tác tại khoa Y học dân tộc ở các bệnh viện và các Viện nghiên cứu chuyên khoa Trung ương, các khoa Y học dân tộc ở các bệnh viện Y học dân tộc tỉnh, thành phố. Nắm vững được lịch sử cổ truyền của nền y học dân tộc, chủ trương biện pháp kết hợp Y học hiện đại với y học cổ truyền về các môn lý luận cơ bản, châm cứu học, thuốc nam, các bài thuốc nam, kinh nghiệm xoa bóp, khí công, dưỡng sinh, điều trị học… để có thể kế thừa những kinh nghiệm tốt, khám và chữa bệnh ở các khoa lâm sàng.

Cuốn “Y học cổ truyền” là những bài giảng mang tính chất kết hợp hai nền Y học ở mức độ nhất định đã kế thừa những kinh nghiệm những lý luận về y học cổ truyền (bao gồm lý, pháp, phương, dược) của các danh y Việt Nam như Tuệ Tĩnh, Hải thượng lãn Ông và những kinh nghiệm phòng chữa bệnh có chọn lọc trong nhân dân, đã dùng giảng dạy trong học sinh y khoa trong đại học và sau đại học. Sau mỗi năm giảng dạy đều được tổng kết, theo phương châm: dùng ngôn ngữ hiện đại giảng dạy về lý luận y học cổ truyền thực tế Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo được tính kinh điển, tính kế thừa, tính hệ thống của lý luận cơ bản và các phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền.

Đây là tập sách giáo khoa về Y học dân tộc được biên soạn phục vụ cho một chương trình dài hạn  trong đại học và sau đại học gồm nhiều chuyên đề khác nhau của Y học dân tộc. Để cho việc sử dụng và ấn loát được thuận tiện, tài liệu trước năm 1985 được xuất bản làm 3 tập. Nay tái bản làm thành một tập, có sửa chữa và bổ sung những kinh nghiệm thực tế và kiến thức cơ bản trong quá trình, giảng dạy, điều trị và nghiên cứu.

Tạp chí Y Dược cổ truyền Việt Nam có cơ quan chủ quản là Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế.

Đây là tạp chí khoa học y học uy tín, Tạp chí đã được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đánh giá cao. Tạp chí có Mã số ISSN 2354– 1334.

Tạp chí Y Dược cổ truyền Việt Nam xuất bản 02 tháng/kỳ (mỗi số 80 trang).

Tôn chỉ, mục đích và phạm vi của Tạp chí:

- Thông tin hoạt động, nghiên cứu khoa học Y Dược học cổ truyền của các Viện, Bệnh viện, các đơn vị nghiên cứu.

- Công trình nghiên cứu toàn văn về Y dược học cổ truyền hoặc kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.

- Các nghiên cứu về lý luận Y học cổ truyền

- Bài dịch về các nghiên cứu Y học cổ truyền (toàn văn, trích đoạn, lược dịch).

- Công bố các công trình khoa học thuộc lĩnh vực đào tạo, giảng dạy của Học viện Y-Dược học cổ truyền  Việt Nam.

- Tóm tắt luận án, sách mới, báo cáo hội nghị về Y Dược học cổ truyền hoặc kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.

Tạp chí Y dược cổ truyền Việt Nam cam kết tuân thủ đạo đức xuất bản theo các quy định hiện hành, phù hợp với các hướng dẫn và tiêu chuẩn của the Committee on Publication Ethics (COPE), tuân thủ các nguyên tắc của COPE’s Core Practices, Best Practices Guidelines for Journal Editors và Guidelines on Good Publication Practices.

Bản thảo bài báo chỉ được chấp nhận khi được tác giả chịu trách nhiệm chính cam kết các nội dung sau: Các nội dung của bản thảo chưa được đăng tải toàn bộ hoặc một phần ở các tạp chí khác; Số liệu gốc và kết quả phân tích trong bài báo này là hoàn toàn trung thực; Tất cả các tác giả đều có đóng góp một cách đáng kể vào quá trình nghiên cứu hoặc chuẩn bị bản thảo và cùng chịu trách nhiệm về các nội dung của bản thảo; Nghiên cứu được thực hiện sau khi thông qua các khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.

Chính sách truy cập mở được Tạp chí Y dược cổ truyền Việt Nam áp dụng  đối với các bài báo đã xuất bản, nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận các kết quả nghiên cứu chất lượng cao và tăng cường trao đổi kiến thức. Tạp chí đăng tải trực tuyến (miễn phí) toàn văn các bài báo được công bố trên website của Tạp chí (https://vjmap.vn).

--------------------------------------------------

Địa chỉ Tòa soạn: Số 2 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội.

Cơ quan chủ quản: Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế

Toàn văn nội dung Kết luận như sau:

“Sau hơn 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, nhận thức, ý thức, trách nhiệm của nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và Nhân dân về vị trí, vai trò của nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam được nâng lên. Hệ thống chính sách, pháp luật về y học cổ truyền được rà soát, sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện; đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại. Công tác quản lý nhà nước, khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, nuôi trồng, chế biến, sử dụng dược liệu, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y học cổ truyền được quan tâm và đầu tư. Phát triển các kỹ thuật khám, chữa bệnh y học cổ truyền đặc sắc, chuyên sâu, chứng minh tác dụng của các phương thức chẩn trị, điều trị không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền được khẳng định. Các cấp Hội Đông y Việt Nam được kiện toàn và hoạt động tích cực, hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Tuy nhiên, một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW còn chậm, chưa quyết liệt trong kiểm tra, giám sát. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về y học cổ truyền chưa được quan tâm thường xuyên và chưa gắn với giữ gìn, phát triển kho tàng y học dân tộc; công tác quản lý nhà nước về y học cổ truyền còn bất cập. Nguồn lực đầu tư và ứng dụng khoa học, công nghệ cho y học cổ truyền còn hạn chế. Mạng lưới tổ chức, công tác đào tạo nguồn nhân lực về y học cổ truyền còn thiếu, còn hạn chế. Việc quy hoạch, phát triển vùng nuôi trồng dược liệu còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có sự kết nối giữa nuôi trồng, sản xuất và thương mại; cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, thiếu tính khả thi, chưa tháo gỡ được những điểm nghẽn, vướng mắc trong lĩnh vực y học cổ truyền; vị thế, vai trò của Hội Đông y Việt Nam chưa được phát huy.

Để phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam theo tinh thần Chỉ thị số 24-CT/TW, gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII và các chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 24-CT/TW, Nghị quyết Đại hội XIII và các chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội; đổi mới và nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát triển kho tàng y học dân tộc, truyền thống và bản sắc văn hoá Việt Nam.

2. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, tiếp tục cụ thể hoá chính sách về y học cổ truyền; đổi mới hệ thống quản lý, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ của y học cổ truyền gắn với du lịch chăm sóc sức khoẻ. Tăng cường đầu tư, chú trọng đào tạo, phát triển lương y, lương dược, bố trí đủ nhân lực từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường công tác xã hội hoá nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam. Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại; nghiên cứu, kiểm nghiệm, chứng minh hiệu quả các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền trong công tác phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về dược liệu, thuốc y học cổ truyền liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong y học cổ truyền.

3. Quy hoạch, phát triển vùng nuôi, trồng dược liệu theo quy mô công nghiệp, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc và bảo đảm an ninh, an toàn dược liệu; có chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu quý, dược liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Phát triển ngành công nghiệp dược liệu gắn với nghiên cứu khoa học, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến; chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng dược liệu, sản xuất và tiêu dùng thuốc y học cổ truyền; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý dược liệu, tăng cường kiểm soát chất lượng dược liệu, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các sản phẩm y học cổ truyền, dược liệu giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

4. Chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của y học cổ truyền Việt Nam; có chính sách xúc tiến thương mại để xuất khẩu các sản phẩm y học cổ truyền, bao gồm nhân lực chất lượng cao và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ra quốc tế. Tham gia các hội nghề nghiệp, hội giáo dục về y học cổ truyền trong khu vực, thế giới. Tăng cường hỗ trợ phát hiện, đăng ký, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với y học cổ truyền; tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y; có chính sách cụ thể trong đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ bí mật trong bào chế, chế biến thuốc y học cổ truyền.

5. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, nòng cốt của Hội Đông y Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin về y học cổ truyền Việt Nam, những bài thuốc hay, phương pháp chữa trị hiệu quả để Nhân dân trong nước, quốc tế biết, sử dụng. Phối hợp với các cơ quan truyền thông giới thiệu, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, gương điển hình trong phát triển nền y học cổ truyền. Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam".

- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương phổ biến, quán triệt, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận.

- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan; bố trí đủ nguồn lực; tăng cường công tác quản lý nhà nước bảo đảm thực hiện đồng bộ chính sách, pháp luật thúc đẩy phát triển y học cổ truyền và phát huy vai trò Hội Đông y Việt Nam.

- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo ban hành văn bản nhằm phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; chỉ đạo Bộ Y tế, Hội Đông y Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Kết luận.

- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giám sát, phản biện xã hội, tích cực thực hiện Kết luận.

- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tổ chức hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Kết luận.

(LHH – TP.HCM) – Ngày 10 tháng 7 năm 2024, thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký ban hành Kết luận số 86-KL/TW về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.

Xem Kết luận số 86-KL/TW tại đây.

Ngày 07 tháng 8 năm 2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn 4516-CV/BTGTU về quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 10/7/2024 về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.

Xem Công văn 4516-CV/BTGTU tại đây.

Y học Cổ truyền Việt Nam hay còn gọi là thuốc Nam (thuốc ta) là một ngành y học thuộc Đông y có nguồn gốc từ xa xưa, được bắt nguồn từ Việt Nam thay vì từ Trung Hoa. Với lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ: Âm Dương - Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh.

Người đã đặt nền móng cho Y học cổ truyền Việt Nam là Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam), Ông được coi là người sáng lập ra nghề thuốc Nam, về sau Hải Thượng Lãn Ông là người tuyên truyền thực hiện có hiệu quả cao về nghề thuốc dân tộc này. Trải qua hàng thế kỷ tồn tại cùng với văn hóa, xã hội Việt Nam, YHCT đã và đang góp phần không nhỏ cùng y học hiện đại đẩy lùi nhiều bệnh tật, cứu sống hàng nghìn người bệnh. Có ưu thế là điều trị có hiệu quả nhiều nhóm bệnh nguy hiểm và phức tạp như: phong tê thấp, bệnh về tiêu hóa, tiết niệu, hư nhược cơ thể, bệnh về hô hấp, phụ khoa, nhi khoa và một số bệnh mạn tính mà lại không gây tác dụng phụ, trong đó các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc chiếm tới 30%, điển hình là châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh… Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh đạt hơn 70%. Các phòng chẩn trị YHCT ngày càng thu hút nhiều người đến khám và điều trị. Tại Hà Nội, có tới 1/10 dân số tìm đến đông y. Điều này khẳng định, YHCT còn có vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm gánh nặng cho các bệnh viện.

Hiện nay, ngành y học cổ truyền nước ta đang cần nguồn nhân lực lớn, sau khi học bác sỹ y học cổ truyền ra trường các em sinh viên có thể làm việc tại các phòng khám, trung tâm, bệnh viện y học cổ truyền, các khoa y học cổ truyền của bệnh viện tỉnh, huyện, phòng, trung tâm y tế…. Do đó, chọn học và theo đuổi ngành y học cổ truyền có rất nhiều thuận lợi trong bối cảnh xã hội hiện nay bởi ngành y học cổ truyền phương Đông đang được các quốc gia phương Tây tìm hiểu, nghiên cứu để điều chế các thuốc, dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên theo phương pháp chữa bệnh của người phương Đông từ xa xưa. Chính vì vậy, cơ hội của các bạn theo học ngành này là rất lớn.

Được thành lập năm 1992, Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội là trường tư thục đầu tiên trên cả nước đào tạo Y sĩ YHCT. Trường có đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, có trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, số lượng tương đối ổn định tâm huyết với công tác đào tạo.

Chính vì vậy chất lượng đào tạo của Nhà trường trong nhiều năm qua đã đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cơ sở Y tế, luôn luôn là niềm tin của học sinh và có  nhiều uy tín với các cơ sở y tế trong cả nước. Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, nhà trường đã đào tạo và trao quyết định tốt nghiệp hơn 25.000 cán bộ Y tế đang hoạt động tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc.

Có 62/63 tỉnh thành Việt Nam có bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền. Ở một số nước châu Á và châu Phi, có tới 80% dân số sử dụng dịch vụ y học cổ truyền để chăm sóc sức khỏe ban đầu của họ. Sinh viên học ngành Y học cổ truyền có nhiều cơ hội để phát triển cả về hiện tại lẫn tương lai. Vậy học Trung cấp Y học cổ truyền ở đâu, học những gì và ra trường có dễ xin việc không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.