Là tổ chức xã hội rộng rãi, đại diện cho thế hệ trẻ trong khối đại đoàn kết dân tộc, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã đóng góp những thành tích vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Nhìn lại năm 2019, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2019 – 2024 là một sự kiện trọng đại của hơn 23 triệu thanh niên Việt Nam. Với tinh thần đổi mới và sáng tạo, Đại hội đã đề ra mục tiêu của thanh niên trong thời kỳ hội nhập là: Thanh niên Việt Nam yêu nước, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, phát triển.

Tại sao an sinh xã hội lại quan trọng?

An sinh xã hội quan trọng vì nó có nhiều vai trò và ý nghĩa trong đời sống xã hội, chẳng hạn như:

- Đảm bảo các điều kiện sống và phát triển tốt nhất cho người dân, bao gồm an toàn, sức khỏe, giáo dục, lao động, thu nhập, chăm sóc xã hội và các quyền lợi khác.

- Giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho người dân trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, bảo hiểm, trợ cấp, ...

- Thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội, góp phần tăng cường nguồn lực, năng lực và năng suất lao động của các cá nhân và cộng đồng.

- Tạo ra môi trường sống an toàn, bình đẳng và công bằng cho người dân, thể hiện quyền cơ bản của con người, chủ nghĩa nhân đạo của nhà nước và tinh thần đoàn kết của xã hội.

- Phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro và biến cố xã hội, như bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, chết, thiên tai, dịch hoạ,...

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật

3.1 Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân

Tại Điều 2 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ:

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Theo đó, với nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân đòi hỏi nội dung của pháp luật cũng như hoạt động tổ chức, thực hiện, áp dụng pháp luật phải thể hiện được tính toàn quyền của nhân dân, quán triệt tư tưởng nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực.

3.2 Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc dân chủ được thể hiện ở quyền và nghĩa vụ pháp lý dành cho cá nhân, tổ chức và phải thông qua sự ghi nhận của pháp luật đảm bảo thực hiện bằng xã hội và Nhà nước bằng hình thức phù hợp.

Pháp luật quy định các cách thức thực hiện dân chủ: trực tiếp và gián tiếp, nội dung và hình thức thực hiện. Xem xét dựa trên quy mô toàn xã hội cũng như trong các cộng đồng dân cư, dân chủ chỉ đảm bảo thực hiện hiệu quả nhất khi thực hiện đổi mới mạnh mẽ hệ thống chính trị đặc biệt là cơ sở.

Biểu hiện của nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa của pháp luật ở chỗ Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quy chế dân chủ cơ sở, tiêu biểu như Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;…

Nguyên tắc này thể hiện các biện pháp xử lý đối với những cá nhân vi phạm pháp luật không gây xúc phạm thể xác, danh dự, nhân phẩm. Các quy định thể hiện theo hướng có lợi nhất cho con người trong khuôn khổ hợp pháp và hợp đạo đức.

Ví dụ Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) đã bổ sung nhiều quy định liên quan đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay các quy định có liên quan đến việc ân xá, đặc xá cho phạm nhân.

Được thể hiện trên nhiều phương diện, cụ thể như: quy định và áp dụng các biện pháp xử lý phải hợp lý tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm pháp luật, quy định mức độ thụ hưởng tương ứng với sự cống hiến, đóng góp,…

Trong từng lĩnh vực quan hệ xã hội, công bằng lại có những đặc điểm riêng, như công bằng trong chính sách lao động, việc làm, y tế và giáo dục,…

4.5 Nguyên tắc nhất quán giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý

Gắn liền với quyền lợi là nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý, về vấn đề này tại Điều 15 Hiến pháp 2013  khẳng định:

- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

- Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

- Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

- Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Nguyên tắc này cũng thể hiện rõ nét mới quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân trong điều kiện Nhà nước pháp quyền. Giữa nhà nước và cá nhân có mối quan hệ bình đẳng, đồng trách nhiệm.

Nguyên tắc này có thể dễ dàng thấy trong các quy định của pháp luật có liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa, vay nợ,… theo đó trong hợp đồng dân sự bên cạnh quyền của các bên còn cần ghi nhận về nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng đi kèm.

An sinh xã hội được củng cố mở rộng

Diện bao phủ BHXH, BHYT ngày càng được mở rộng ngay cả trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đáng chú ý, số người tham gia BHYT tăng trưởng ấn tượng, cơ bản hoàn thành mục tiêu bao phủ toàn dân; số người tham gia BHXH tự nguyện đã đạt vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW; diện bao phủ BHXH, BHYT đã tập trung vào các nhóm yếu thế.

Người già được chăm sóc y tế tốt hơn, an sinh xã hội được đảm bảo

Các chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã củng cố góp phần đảm bảo an sinh xã hội toàn diện và vững chắc hơn. Cụ thể theo thông tin từ cơ quan BHXH các thành tựu được thống kê cụ thể như sau:

“Số người tham gia BHXH bắt buộc tăng từ 2,3 triệu người năm 1995 lên 12,1 triệu người vào năm 2015 (gấp 5,3 lần so với năm 1995); đạt 15,1 triệu người vào năm 2021 (gấp 1,25 lần so với năm 2015). So với năm 1995, đến nay, số người tham gia BHXH bắt buộc tăng 12,8 triệu người (gấp gần 6,6 lần), bình quân mỗi năm tăng 0,5 triệu người.

Số người tham gia BHXH tự nguyện tăng từ 6 nghìn người năm 2008 lên gần 218 nghìn người vào năm 2015 (gấp 36,3 lần so với năm 2008); đạt 1,45 triệu người vào năm 2021 (gấp 6,65 lần so với năm 2015). So với năm 2008 - năm đầu tiên thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, đến nay, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng 1,4 triệu người (gấp 241,7 lần), bình quân mỗi năm tăng trên 100 nghìn người.

Số người tham gia BHYT tăng từ 7,1 triệu người năm 1995 lên 70 triệu người vào năm 2015 (gấp 9,86 lần so với năm 1995); đạt 88,8 triệu người vào năm 2021 (gấp 1,27 lần so với năm 2015), đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số. So với năm 1995, đến nay, số người tham gia BHYT tăng 81,7 triệu người (gấp 12,5 lần), bình quân mỗi năm tăng hơn 3 triệu người.

Số người tham gia BHTN tăng từ gần 6 triệu người năm 2009 lên 10,3 triệu người vào năm 2015 (gấp 1,7 lần so với năm 1995); đạt 13,4 triệu người vào năm 2021 (gấp 1,3 lần so với năm 2015). So với năm 2009 - năm đầu tiên chính sách BHTN được áp dụng, đến nay, số người tham gia BHTN tăng 7,41 triệu người (gấp 2,24 lần), bình quân mỗi năm tăng 0,6 triệu người.”

Có thể thấy diện bao phủ BHXH, BHYT, BHTN tăng trưởng nhanh qua từng năm, số người tham gia BHYT đã tiệm cận mục tiêu bao phủ toàn dân, góp phần mở rộng hiệu quả lưới an sinh xã hội tới mọi người dân, NLĐ, củng cố vững chắc an sinh xã hội của đất nước.

Quỹ BHXH, BHYT đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất, được quản lý, sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch dưới sự giám sát từ nhiều phía. Trong năm 2021, khi đại dịch Covid gây ra rất nhiều hệ lụy thì quỹ BHXH, BHTN, BHYT trở thành chiếc phao cứu sinh của nhiều người lao động, giúp họ vượt qua khó khăn.

Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH về An sinh xã hội. Hy vọng đã có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Trong năm 2021 vừa qua, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhằm thực hiện mục tiêu kép “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19” và “phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong trạng thái bình thường mới”, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam hoàn thành xây dựng chính phủ số, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP và đứng trong nhóm 50 quốc gia đứng đầu thế giới, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử và phát triển kinh tế số. Câu chuyện chuyển đổi số không phải mới, và nó đã được đặt lên bàn nghị sự từ lâu. Chúng ta đang đứng trước những thách thức, cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà cốt lõi của nó chính là chuyển đổi số. Tôi tin rằng cuộc cách mạng này là cơ hội để Việt Nam phát triển bứt phá vượt lên bằng chuyển đổi số. Nhận thức được tầm quan trọng của Chuyển đổi số, năng động, sáng tạo, nhạy bén với khoa học - công nghệ, thanh niên được kỳ vọng là lực lượng đi đầu trong chuyển đổi số, làm chủ công cuộc xây dựng và phát triển mọi lĩnh vực trong tương lai.

Bước vào thời kỳ mới, đòi hỏi lực lượng thanh niên phải dám nghĩ, dám làm, đó là nét chung của thanh niên, đặc biệt trong lĩnh vực Chuyển đổi số khi mà thế giới luôn có những bước phát triển phi mã. Đối với thanh niên thuộc Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, là những đoàn viên thanh niên hiện đang công tác tại các cơ quan, các doanh nghiệp trên địa bản, chúng ta là lực lượng trẻ mang tính chất vô cùng trọng yếu, là tác nhân tham gia và đem lại thắng lợi trong công cuộc Chuyển đổi số cho đơn vị.

Nhận thức rõ trách nhiệm này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp:

Một là: ĐVTN luôn không ngừng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu và nâng cao nhận thức về Chuyển đổi số. Tham gia và tổ chức các hội thảo, hội nghị cho cán bộ, ĐVTN, người lao động tại đơn vị để tuyên truyền, truyền thông về Chuyển đổi số. Đây là yếu tố then chốt trong công cuộc Chuyển đổi số, yếu tố về con người. Chúng ta phải nắm được những kiến thức cơ bản về Chuyển đổi số, các giải pháp chuyển đổi số hiện đang được đơn vị áp dụng, và các giải pháp có thể áp dụng cho đơn vị mình.

Hai là: Chủ động tham mưu, góp ý cho lãnh đạo đơn vị đưa ra các giải pháp giúp thúc đẩy công tác Chuyển đổi số. Lên kế hoạch triển khai các phương án khả thi trong thời gian sớm nhất. Phối hợp với chuyên môn áp dụng chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc.

Ba là: vận dụng vốn kiến thức và năng lực bản thân, không ngừng phát huy tính sáng tạo và phát triển các giải pháp, ý tưởng nâng cao hiệu quả Chuyển đổi số tại đơn vị.

Bốn là: nâng cao năng lực hợp tác, liên kết giữa các cơ quan, doanh nghiệp trong khối để giúp nâng cao hiệu quả Chuyển đổi số. Hiện trong Đoàn khối có 100 cơ sở đoàn trực thuộc bao gồm các cơ quan, ban ngành, trường học, doanh nghiệp. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, cả doanh nghiệp và cơ quan chính quyền có vai trò quan trọng đối với công tác Chuyển đổi số. Việc gắn kết, phối hợp sẽ giúp cho đơn vị có nhiều hơn các giải pháp, và thực hiện các giải pháp một cách hiệu quả, nhanh chóng hơn.

Năm là: chủ động tham gia các Tổ chuyển đổi số, Nhóm chuyển đổi số tại đơn vị hoặc địa phương để luôn nắm bắt được nhanh nhất tình hình chuyển đổi số. Cũng như luôn thể hiện được vai trò, tính xung kích, sức trẻ và năng lượng đổi mới trong mọi nhiệm vụ được giao, nhanh chóng và kịp thời trong công tác thực thi Chuyển đổi số tại đơn vị hoặc địa phương đang công tác.

Sáu là: tích cực trong mọi phong trào, chương trình chuyển đổi số do Đoàn cấp trên phát động. Truyền thông, lan tỏa đến toàn bộ mọi người xung quanh. Như Chương trình cài đặt APP Thanh niên Việt Nam, Phần mềm Quản lý đoàn viên… đã và đang đem lại giá trị vô cùng thiết thực, góp phần đẩy nhanh công tác Chuyển đổi số ngay trong nội bộ Đoàn khối.

Bảy là: ĐVTN phải nỗ lực nhiều hơn, ngoài việc phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng cần phải mở rộng tầm hiểu biết về tình hình thế giới để có tư duy, hành động phù hợp hơn, góp phần đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả Chuyển đổi số tại đơn vị.

Lê Trọng Chung - Bí thư Đoàn Viễn thông Thanh Hóa

Pháp luật là gì? Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬTgiải đáp như sau:

Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước và mang tính bắt buộc thực hiện với mọi chủ thể trong xã hội. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.

Cụ thể, định nghĩa về pháp luật gồm các yếu tố sau:

- Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận đối với những tập quán ban đầu có sẵn.

- Là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.

- Pháp luật mang tính bắt buộc áp dụng, bởi vậy các chủ thể sẽ không có quyền thực hiện hay không thực hiện pháp luật.

- Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.

Tóm lại, khi nói đến pháp luật thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính bắt buộc và phổ biến, áp dụng trong toàn xã hội và được áp dụng nhiều lần.