Tại sao tiền Việt giá trị lại thấp! ( đây là 1 ý kiến trên mạng mà ko biết nó đúng ko nữa ??!) Đồng tiền Việt Nam khi phát hành ra thi trường không được bảo đảm = 1 lượng vàng bảo đảm mệnh giá tương tương với tờ tiền phát hành ra như các đồng tiền mạnh khác: USD hoặc Uero/ bảng anh... Nên đồng tiền Việt nam không có giá trị trên thế giới mà chỉ có giá trị trong lãnh thổ Việt Nam. Khi các đồng tiền mạnh: USD,bảng Anh hoặc Euro...khi họ phát hành 1 loại tiền có mệnh giá nào đó,ví dụ: 100 USD chẳng hạn. Thì cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ phải đảm bảo gía trị của đồng tiền ấy = 1 số vàng nhất định (ví dụ như 100gam vàng) để cho đồng tiền này khi lưu hành trên toàn thế giới nó không bị mất giá (nếu đơn vị tiền tệ bị mất giá thì lượng vàng đó vẫn đảm bảo giá trị của nó) nên đồng tiền đó nó có giá và giữ được giá trị nhất định. Bởi thế nhớ hồi sinh viên học môn Kinh tế chính trị, cô giáo bảo " ko ai tích trữ tiền", mà chỉ mua vàng dự trữ thôi".. Đồng tiền Việt Nam không đảm bảo được như thế nên giá trị nó không cao khi đi ra khỏi lãnh thổ Việt nam. Bên cạnh đó do lạm dụng việc phát hành tiền mặt (tiền chúng ta tiêu chỉ là tờ giấy còn đứng sau nó đảm bảo cho sự tồn tai của tiền chính là vàng). Nếu phát hành 4 triệu đồng nhưng không có 1 chỉ vàng cất vào kho đảm bảo thì lạm phát)..Vì vậy việc phát hành tiền mệnh giá 200.000đ rồi 500.000đ, là biểu hiện của lạm phát. Thằng Nhật Bản cũng xài đơn vị là đồng Yên , 1 Yên chỉ bằng khoảng 273 đồng Việt Nam. Nhưng đồng Yên được xem là một ngoại tệ mạnh trên thế giớ vì nó có vàng dự trự đảm bảo như trên đã nói. Trong khi đồng Dollar Úc bằng khoảng 20.444 đồng Việt Nam. 1 Đô la Úc đổi ra tiền việt, số tiền việt được đổi ra còn nhiều hơn 1usd đổi ra tiền Việt, nhưng tiền Úc cũng không được xem là một ngoại tệ mạnh. Lạm phát của VN chỉ thua ZIMBABUWE. Còn đồng tiền VN bây giờ không có chữ ký của ai cả, tiền của 1 quốc gia mà không có chữ ký cũng là yếu tố khảng định tiền đó có giá trị hay không, thời VNCH tiền khi đó còn thấy có chữ ký.
Ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống
Mọi nghề nghiệp ngày nay đều cần sự thấu hiểu và khả năng làm việc với con người hiệu quả. Đây lại là kỹ năng mà sinh viên tâm lý học được đào tạo một cách bài bản để sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể góp phần cải thiện yếu tố con người trên phương diện cá nhân hoặc tổ chức trong nhiều môi trường làm việc khác nhau.
Cụ thể có thể lấy ví dụ chương trình Cử nhân Khoa học ứng dụng (Tâm lý học) của Trường đại học RMIT (xem thêm thông tin
). Được thiết kế đúng chuẩn quốc tế, sinh viên được dạy một cách tổng thể về các nhánh khác nhau của tâm lý học như tâm lý học phát triển, tâm lý học tổ chức, tâm lý học đời sống xã hội, tâm lý sinh học, tâm bệnh học... để hiểu được tầm quan trọng của lĩnh vực này trong bối cảnh đa dạng ngành nghề.
Tốt nghiệp ngành tâm lý học, sinh viên có nhiều lựa chọn: hoặc có thể tiếp tục học lên để đủ điều kiện hành nghề tham vấn, lâm sàng; hoặc có thể đầu quân cho các doanh nghiệp ở các bộ phận khác nhau. Nhân sự (tuyển dụng, phát triển nhân tài, đào tạo nhân sự...), đối nội và đối ngoại (truyền thông nội bộ, quan hệ công chúng), marketing (nghiên cứu thị trường, quảng cáo) hoặc tâm lý học đường là một vài lĩnh vực đang khát nhân lực mà các bạn có thể cân nhắc.
Tâm lý học đang mỗi bước khẳng định sức hút của mình trong bối cảnh Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu của DSA cho rằng để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của nhóm ngành này song hành với sự phát triển của xã hội, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để chuẩn bị hành trang cho tương lai, người quan tâm đến tâm lý học hãy bắt đầu tìm hiểu các chương trình học chuẩn mực, được công nhận và có tính thực tiễn cao để được đào tạo tốt nhất, vì đây là một ngành học cần sự đầu tư nghiêm túc để có thể gặt hái được nhiều thành quả sau này.
Người Việt dần có cái nhìn đúng mực hơn về tâm lý học
Năm 2020, nghiên cứu của Mai Do, Jennifer McCleary, Diem Nguyen và Keith Winfrey chỉ ra rằng văn hóa Việt Nam có cách hiểu chưa được đúng mực về ngành tâm lý học suốt một thời gian dài.
Theo nghiên cứu, khi nhắc đến những vấn đề về tâm lý của con người, một bộ phận lớn người Việt sẽ có xu hướng đánh đồng chúng với “bệnh”. Từ lối suy nghĩ này, cơ hội nghề nghiệp của ngành tâm lý học trở thành một mối lo ngại. Ít ai dám theo đuổi ngành này vì vẫn còn nghĩ hướng đi duy nhất cho những ai theo học là trở thành một “bác sĩ tâm lý”.
Về bản chất, đây là một cụm từ sai do chưa được tiếp xúc đúng mực với thông tin. “Bác sĩ” làm việc với “bệnh nhân” và “bệnh lý” để cung cấp dịch vụ điều trị, còn “tâm lý” lại là một phạm trù rất rộng và không phải ai có vấn đề tâm lý cũng đều là “bệnh nhân”, nên khái niệm “bác sĩ tâm lý” là không tồn tại.
Ngày nay, sự phát triển của văn hóa - xã hội và công nghệ cho phép chúng ta tiếp cận những thông tin đúng mực hơn về ngành tâm lý học. Người Việt dần dà phân biệt được các công việc khác nhau như bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, chuyên gia tham vấn - trị liệu… Điều này không chỉ kích thích sự phát triển của ngành mà còn gây sức hút với người trẻ hơn khi hiểu được tầm quan trọng của tâm lý học trong cuộc sống.
Sức khỏe tinh thần càng ngày càng được quan tâm
Theo Maxfield Brown, quản lý của hãng tư vấn về đầu tư nước ngoài tại châu Á Dezan Shira & Associates (DSA), Việt Nam là đất nước có tiềm năng rất lớn về dịch vụ sức khỏe tinh thần, một trong những lĩnh vực quan trọng và thiết thực nhất của tâm lý học.
Sự phát triển của xã hội kéo theo nhiều áp lực, âm thầm tác động đến cảm xúc, hành vi của con người. Nhiều vụ tự tử ở thanh thiếu niên những năm gần đây đều dẫn về một nhận định chung trong báo cáo: “nạn nhân có dấu hiệu trầm cảm”. Những dấu hiệu như lo âu, căng thẳng, tâm trạng bất ổn hay luôn mệt mỏi về tinh thần là những dấu hiệu cần sự trợ giúp.
Nghiên cứu của DSA chỉ ra rằng với sự tăng trưởng nhanh của đất nước nhiều năm trở lại đây, nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cũng ngày một tăng cao. Điều đó có nghĩa là không chỉ sức khỏe về mặt thể chất được quan tâm hơn, mà sức khỏe tinh thần cũng là một yếu tố tối quan trọng.
“Sức khỏe tinh thần là một đề tài nhạy cảm ở nhiều nền văn hóa, ngay cả Việt Nam”, ông Brown nhận định. “Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng hiện tại, cũng như chính sách và thị trường sẽ thay đổi rất nhiều trong 5 năm nữa, đầu tư vào các dịch vụ sức khỏe tinh thần có thể là hướng đi đầy tiềm năng”.