Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương
Đường sắt Hà Nội tăng nhiều đôi tàu du lịch Sa Pa.
Đại diện Haraco cho hay, giá vé thay đổi theo thời gian đi tàu, loại chỗ. Dịp đầu tuần, trung bình giá vé dao động khoảng 346.000 - 370.000 đồng/vé giường nằm khoang 4 giường; cuối tuần giá vé dao động 346.000 - 401.000 đồng/vé giường nằm khoang 4 giường. Hành khách khi mua vé khứ hồi, chiều về được giảm 15% giá vé.
Đáng chú ý, đường sắt phục vụ bán vé ô tô chuyển tiếp từ ga Lào Cai đến các điểm tại Sa Pa (trong vòng bán kính 2km từ nhà thờ đá) và ngược lại, giá vé là 55.000 đồng/người/lượt. Hành khách có thể mua vé ô tô khi mua vé tàu trực tiếp tại ga, đại lý hoặc qua mạng.
Trong một diễn biến liên quan, theo báo cáo tài chính mới công bố, trong quý III-2023, Haraco ghi nhận hơn 637 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 5% so với quý III-2022. Nhờ giá vốn được tiết giảm mạnh hơn, lợi nhuận gộp được cải thiện gần 40% lên khoảng 110 tỷ đồng. Nhờ vậy lãi sau thuế của Haraco đạt hơn 54 tỷ đồng.
Theo lý giải của lãnh đạo Haraco, quý III hàng năm lúc nào là cũng là thời điểm doanh thu của đơn vị cao nhất do rơi vào cao điểm nghỉ hè và nghỉ lễ, nhu cầu đi lại bằng đường sắt tăng cao. Tuy nhiên, dự kiến quý cuối cùng của năm doanh thu có thể giảm tốc.
Lũy kế 9 tháng năm 2023, Haraco ghi nhận doanh thu đạt 1.895 tỷ đồng và gần 98 tỷ đồng lợi nhuận. Hiện Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội đang có cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) chiếm hơn 90% cổ phần.
Haraco ngoài vận tải hành khách, hiện doanh nghiệp này còn tổ chức vận chuyển hàng hóa qua hai cửa khẩu Hà Khẩu và Hữu Nghị.
Vừa qua Haraco đã khai trương tàu chất lượng cao tuyến Hà Nội - Đà Nẵng, bước đầu được hành khách ghi nhận có những thay đổi nhiều về chất lượng và dịch vụ. Trong thời gian tới Haraco tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng các sản phẩm để phục vụ tốt hơn nhu cầu của hành khách.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Du lịch xem các tin, bài liên quan.
Theo đó, đoạn đường sắt chạy độc lập (đoạn qua các huyện Bình Giang, Gia Lộc) có mặt cắt ngang 96 m, gồm đường sắt 65 m (diện tích đường sắt, đất hành lang, đất bảo vệ...), còn lại là đường gom đường sắt.
Đoạn đường sắt chạy song song với đường vành đai II TP Hải Dương và đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, chuẩn bị giao cắt với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua thị trấn Gia Lộc) có chiều rộng tính từ tim đường 142,5 m, trong đó mặt cắt đường sắt rộng 65 m, còn lại là đường gom, đường vành đai II...
Đoạn đường sắt chạy song song với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Hà), chiều rộng tính từ tim đường 130,5 m, trong đó đường sắt rộng 65 m, còn lại là đường gom đường sắt, đường tỉnh 399B, đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Sở Giao thông vận tải đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam chỉ đạo Liên danh tư vấn cập nhật quy mô mặt cắt ngang của tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã được cập nhật trong Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023.
Theo phương án thỏa thuận tuyến, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh tại địa phận Hải Dương sẽ bắt đầu từ huyện Bình Giang, kết thúc ở huyện Tứ Kỳ. Trên tuyến đường này sẽ bố trí 3 ga: ga Bình Giang tại xã Hùng Thắng (Bình Giang); ga Hải Dương Nam tại các xã Lê Lợi và Yết Kiêu (Gia Lộc); ga Tứ Kỳ tại xã Chí Minh (Tứ Kỳ).