© 2022 Báo điện tử Kinh tế & Đô thị - Cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội
Toàn cảnh dự án 800 tỷ đồng mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm sắp thông xe
[VOV2] - Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe trước 30/6/2024.
Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (quận Tây Hồ, Hà Nội) đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân dài 3,7km thuộc dự án xây dựng cầu vượt nút giao đường An Dương - Thanh Niên giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư 815 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư.
Dự án được thực hiện từ tháng 6/2020, theo kế hoạch hoàn thành năm 2021. Do phải điều chỉnh lại thiết kế, phương án thi công, dịch Covid-19 bùng phát... khiến dự án chậm tiến độ. Dự án đến nay đạt khoảng 80% khối lượng, dự kiến về đích vào tháng 6.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong ngày 7/3, các loại máy móc hạng nặng cùng công nhân tích cực làm việc để sớm hoàn thiện dự án.
Dự án chia làm 4 đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến Xuân Diệu; từ Xuân Diệu đến ngõ 124 Âu Cơ; từ ngõ 124 Âu Cơ đến nút giao Lạc Long Quân và từ nút giao Lạc Long Quân đến nút giao cầu Nhật Tân.
Hiện một phần đầu đường Âu Cơ đã thi công xong hạng mục tường chắn đê, trải nhựa mặt đường.
Một số đoạn trên đường Âu Cơ đang được cắt hạ và chia mặt đường ở hai cao độ khác nhau.
Đường gom dân sinh được xây tường chắn tại vị trí dải phân cách giữa mặt đường chính để xử lý chênh cao độ giữa hai làn.
Máy móc cùng công nhân rút cọc chắn giữa đường gom dân sinh và đường chính. Đoạn đê mới bằng bê tông sau khi hoàn thành cao 2,4 m. Những đoạn này xây dựng tường chắn tại nơi tiếp giáp đường chính với đường dân sinh, đảm bảo kết nối các nhánh rẽ thuận lợi, an toàn.
Do lưu lượng phương tiện lưu thông đông, xe tải đi lại nhiều khiến bụi bay mù mịt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân hai bên đường.
Để giảm bụi bay vào nhà, đều đặn ngày 3 lần ông Hà (68 tuổi) đã phải tưới nước ở đoạn đường trước nhà.
"Nước tưới suốt ngày, đi ra vào đều đóng kín cửa nhưng bụi vẫn phủ kín nhà rất khổ sở", ông Hà chia sẻ và mong muốn dự án sớm hoàn thiện để người dân ổn định cuộc sống.
Ô tô đậu ven đường Âu Cơ phủ kín bụi.
Trước đó, trả lời chất vấn của đại biểu quận Tây Hồ về tiến độ dự án mở rộng đường Âu Cơ, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội Nguyễn Chí Cường cam kết đến tháng 6 sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến.
Mặc dù bán hàng tạp hóa, rau củ quả nhưng nhiều cửa hàng dọc hai bên đường Âu Cơ luôn phải che chắn từ sáng đến tối để tránh bụi. Chị Quỳnh Trang (bán tạp hóa trên đường Âu Cơ) cho biết, dự án chậm tiến độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc buôn bán của gia đình.
Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm thay thế một phần kết cấu đê đất hữu Hồng bằng tường chắn bê tông cốt thép dạng chữ L, kết hợp mở rộng và hạ thấp mặt đường đê từ 2 làn thành 4 làn xe. Hai bên được cải tạo 2 làn đường dân sinh bên dưới, mỗi bên 5m.
Ngoài mở rộng mặt đường đê, dự án còn xây dựng hệ thống chiếu sáng, thoát nước, vỉa hè, cầu thang bộ, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông.
Dự án kỳ vọng khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông nút giao An Dương - đường Thanh Niên, tạo thuận lợi cho việc kết nối nhanh giữa quận Ba Đình với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thông qua tuyến đường cầu Nhật Tân, tạo thuận lợi cho việc kết nối khu vực ngoài đê vào nội đô qua cửa khẩu An Dương.
Thị trường tiềm năng, thu nhập cao
Theo Bộ LĐ-TB-XH, trong những năm gần đây, thị trường châu Âu luôn được đánh giá là thị trường trọng điểm, có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn lao động nước ngoài, trong đó có thanh niên VN, sang làm việc. Các nước EU đang có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực do già hóa dân số, chủ yếu làm việc ở các ngành cơ khí, đóng tàu, ô tô, y tế, dịch vụ nhà hàng - khách sạn, nông nghiệp... 6 quốc gia đang cần nhiều lao động từ VN là Đức, Hy Lạp, Phần Lan, Romania, Hungary và Ba Lan, với nhu cầu khoảng 50.000 lao động/năm. Ngoài ra, một số thị trường mới ở châu Âu cũng đang có nhu cầu đối với lao động VN như Slovakia, Serbia...
Đại diện công ty phía Romania kiểm tra tay nghề, phỏng vấn lao động trước khi sang làm việc
Tại Romania, hiện có khoảng 2.600 lao động VN đang làm việc, chủ yếu trong ngành cơ khí, xây dựng, mộc, may công nghiệp và thực phẩm. Mức lương cơ bản của người lao động từ 750 - 1.000 USD/tháng (chưa bao gồm lương làm thêm ngoài giờ). Tại thị trường Ba Lan, từ năm 2018 đến nay các doanh nghiệp VN đưa khoảng 1.400 lao động sang làm việc, với các ngành nghề chủ yếu là thợ hàn, thợ xây, thợ sơn, công nhân chế biến thực phẩm, vệ sinh công nghiệp, thợ làm bánh…
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Bá Hoan cho hay: "VN và các nước châu Âu có quan hệ hữu nghị và hợp tác phát triển tích cực, ngày càng sâu rộng, hiệu quả và toàn diện, trong đó có lĩnh vực hợp tác lao động. Lĩnh vực hợp tác này mang lại lợi ích to lớn cho mỗi nước. Các nước EU có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao để bù đắp lực lượng lao động thiếu hụt do già hóa dân số. Đối với VN là nước có dân số trẻ, cần giải quyết việc làm, đào tạo kỹ năng nghề, tác phong lao động công nghiệp".
Đánh giá về lợi thế của VN trong hợp tác lao động với các nước EU, ông Nguyễn Đức Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Sona, nhìn nhận: "Quan hệ song phương giữa VN và các nước EU đều tốt đẹp, mang lại nhiều cơ hội phát triển hợp tác lao động. Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt tại EU cũng đã có hơn 40 năm phát triển, điều này làm nền tảng vững chắc để mở rộng thị trường. Các nước EU đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động trên diện rộng; so với các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống, các nước EU không hạn chế thời gian làm việc và cho phép cư trú dài hạn, thậm chí một số nước cho phép đưa gia đình sang; điều kiện làm việc hiện đại, phúc lợi xã hội tốt, đảm bảo quyền lợi, đã thu hút nhiều lao động chất lượng cao".
Với thế mạnh của VN là dân số trẻ, người lao động thông minh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi và các nước trong khối EU có nhu cầu tiếp nhận, sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài thì hợp tác lao động giữa VN và các nước EU tiếp tục được đẩy mạnh, sẽ có nhiều hơn nữa thanh niên VN sang các nước thuộc khu vực EU làm việc.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Bá Hoan
Theo ông Nguyễn Đức Nam, châu Âu đang là điểm đến của nhiều lao động VN với nhiều loại hình ngành nghề việc làm có thu nhập tốt, đặc biệt là cơ khí, xây dựng, chăm sóc sức khỏe. Một số thị trường tiềm năng có mức thu nhập tốt như: Ba Lan thu nhập từ 700 - 1.000 EU/tháng, hợp đồng 2 năm và có thể gia hạn; Hungary có thu nhập từ 1.300 - 3.000 EU, việc làm thêm nhiều; Lithuania được đánh giá là thị trường tiềm năng với mức thu nhập từ 1.200 - 2.500 EU...
"Công ty Sona đã đưa hơn 600 lao động đi làm việc ở các thị trường lớn tại EU như: Romania, Hungary, Lithuania… Tới đây, chúng tôi dự kiến sẽ đưa 600 - 800 lao động sang thị trường này, trong đó mở rộng đưa lao động có tay nghề cao sang các nước Pháp, Đức, Áo... Đây là cơ hội cho lao động trẻ VN phát triển bản thân, gia nhập thị trường lao động có thu nhập và chất lượng cao. So với nhiều thị trường châu Á tại thời điểm này, châu Âu là thị trường tiềm năng để người lao động cân nhắc và lựa chọn", ông Nam chia sẻ.
Mặc dù châu Âu là thị trường tiềm năng, lao động VN luôn được các nước khu vực này đánh giá cao về tính thông minh, chăm chỉ, khả năng thích ứng nhanh, hiệu quả đảm bảo công việc, song theo các doanh nghiệp vẫn còn nhiều "điểm nghẽn" cần tháo gỡ. Ông Nguyễn Đức Nam cho biết: "Khó khăn nhất với doanh nghiệp hiện nay là việc xin visa vào các nước EU. Một số nước tỷ lệ đậu visa 40 - 50%, thời gian xử lý visa từ 8 - 10 tháng. Điều này khiến nhiều lao động chán nản, bỏ cuộc".
Chia sẻ thêm về khó khăn này, bà Phùng Thị Lan Anh, Tổng giám đốc Công ty LMK, bày tỏ: "Chúng tôi có thể tìm kiếm nguồn lao động chất lượng sang châu Âu, tuy nhiên thời gian xin visa đi làm việc ở nước ngoài rất lâu, từ 8 tháng đến 1 năm, có những thị trường hơn 1 năm. Người lao động phải chờ đợi thời gian dài, trong khi chủ sử dụng đang rất cần lao động. Nếu có giải pháp nào đó để giảm bớt thời gian xin thị thực, visa vào các nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động và cho doanh nghiệp nước bạn tuyển dụng lao động".
Theo ông Nguyễn Gia Liêm, Hiệp hội xuất khẩu lao động VN, để vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động, vừa tạo cơ chế cho doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, cần phải có giải pháp tháo gỡ "điểm nghẽn". "Hiện nay người lao động đang thiếu thông tin về các chính sách lao động và nhu cầu lao động của từng quốc gia. Chúng ta cần thông tin rõ để người lao động biết về nhu cầu từng ngành nghề, lĩnh vực, công việc cụ thể ra sao; yêu cầu về trình độ tay nghề, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ ở mức độ nào. Bên cạnh đó, cần thông tin cho người lao động biết về thủ tục, điều kiện, tiêu chuẩn từng loại visa, các quy định pháp luật, thủ tục, cơ chế các nước tiếp nhận...", ông Liêm nói.
Nhằm tận dụng thị trường tiềm năng, ông Nguyễn Đức Nam kiến nghị: "Bộ LĐ-TB-XH cần thúc đẩy ký kết các hiệp định hợp tác lao động song phương và đa phương với khung pháp lý rõ ràng nhằm hỗ trợ quá trình tuyển chọn, phái cử lao động tốt hơn; cải thiện quy trình cấp visa, rút ngắn thời gian chờ đợi. Các cơ quan chức năng cần thẩm định kỹ các đối tác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động; các cơ quan chính quyền cần phối hợp trong việc ngăn ngừa tình trạng lao động bỏ trốn tại châu Âu".
Để hoàn thiện khung pháp lý trong hợp tác lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho lao động VN, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Bá Hoan cho biết thời gian qua Bộ đã báo cáo Chính phủ, với sự hỗ trợ của các bộ liên quan đã đàm phán với các nước về thỏa thuận hợp tác lao động với các nước châu Âu. Hiện các bản thỏa thuận hợp tác với các nước như Đức, Ba Lan, Hy Lạp, Hungary đã cơ bản hoàn thành; các nước khác đang tiếp tục đàm phán.
Liên quan đến việc cấp visa cho lao động, theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, Bộ LĐ-TB-XH cũng đã đề nghị cơ quan đại diện các nước tại VN tạo thuận lợi trong việc đăng ký, phỏng vấn và cấp visa cho người lao động đi làm việc trong thời gian tới. "Với thế mạnh của VN là dân số trẻ, người lao động thông minh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi và các nước trong khối EU có nhu cầu tiếp nhận, sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài thì hợp tác lao động giữa VN và các nước EU tiếp tục được đẩy mạnh, sẽ có nhiều hơn nữa thanh niên VN sang các nước thuộc khu vực EU làm việc. Họ sẽ là những nhịp cầu nối góp phần làm bền chặt hơn mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa VN với các nước", ông Hoan nhấn mạnh.
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Tại cuộc họp với 11 cơ quan, đơn vị có đất thu hồi phục vụ dự án, ông Đặng Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân một lần nữa khẳng định: Dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch đường Vũ Trọng Phụng là dự án cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn quận. Dự án được triển khai sẽ tạo ra một tuyến đường giao thông có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại, góp phần hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng quận Thanh Xuân và mạng lưới giao thông, hạ tầng kỹ thuật của khu vực. Đồng thời, tạo điều kiện kết nối, khai thác các ô đất và các tuyến đường phụ cận hai bên đường để tạo nguồn thu cho ngân sách và thay đổi bộ mặt đô thị... Ông Đặng Hồng Thái đề nghị các cơ quan, đơn vị có đất thu hồi tích cực chia sẻ và phối hợp với các cơ quan chức năng của quận trong công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để dự án sớm được triển khai, đáp ứng mong mỏi của nhân dân khu vực.
Theo báo cáo của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Thanh Xuân, Dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch đường Vũ Trọng Phụng thu hồi khoảng 9.400m2 đất của 11 cơ quan, đơn vị và 81 hộ gia đình ở phường Thanh Xuân Trung. Xác định giải phóng mặt bằng là công việc quan trọng nên ngay sau khi dự án được phê duyệt, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Thanh Xuân đã chủ động báo cáo UBND thành phố, các sở, ngành về việc xác định giá đất ở, bố trí quỹ nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng Dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch đường Vũ Trọng Phụng.
Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, đến nay, Ban quản lý dự án và đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân - đại diện chủ đầu tư đã hoàn thành việc xác nhận nguồn gốc đất đối với 11 cơ quan, đơn vị có đất thu hồi phục vụ dự án; lập dự thảo phương án bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng trình Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Thanh Xuân thẩm định, niêm yết công khai. Đối với đất ở của 81 hộ dân phường Thanh Xuân Trung, đến nay, UBND phường Thanh Xuân Trung đã cơ bản hoàn thành việc xác nhận nguồn gốc đất. Hiện, Trung tâm phát triển quỹ đất quận đang tập trung thẩm tra dự thảo phương án, phấn đấu cuối tháng 10-2018 sẽ niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với 81 hộ dân. Đồng thuận bàn giao mặt bằng Chia sẻ với phóng viên, hầu hết lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có đất thu hồi phục vụ Dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch đường Vũ Trọng Phụng đều bày tỏ sự phấn khởi, ủng hộ chủ trương cải tạo, mở rộng tuyến đường Vũ Trọng Phụng theo quy hoạch của UBND thành phố, của quận Thanh Xuân. Ông Phan Quốc Trung, Phó Giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng sản xuất vật liệu Nam Thắng cho biết: Từ khi Dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch đường Vũ Trọng Phụng được phê duyệt, tập thể lãnh đạo công ty chúng tôi rất vui mừng, ủng hộ chủ trương mở rộng đường và luôn trong tâm thế sẵn sàng bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư triển khai dự án. Chúng tôi đã chủ động phá dỡ, xây lùi vào phía trong để bàn giao cho chủ đầu tư triển khai dự án trước ngày 30-9. Cùng chung tâm trạng, ông Nguyễn Đại Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Hùng Tiến Kim Sơn chia sẻ: Mặc dù diện tích thu hồi của công ty chúng tôi không lớn nhưng liên quan đến một số hạng mục công cộng như đèn chiếu sáng, họng nước cứu hỏa. Chúng tôi sẽ chủ động tháo dỡ công trình, sân, tường rào và di dời một số hạng mục phục vụ mục đích công cộng để bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư trong thời gian sớm nhất.
Không chỉ hai đơn vị trên mà 100% các cơ quan, đơn vị có đất thu hồi phục vụ Dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch đường Vũ Trọng Phụng đều sẵn sàng bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư triển khai dự án. Trong đó, điển hình nhất phải kể đến Công an quận Thanh Xuân – đơn vị tiên phong bàn giao mặt bằng. Theo đại diện Công an quận Thanh Xuân, từ khi có chủ trương cải tạo, mở rộng tuyến đường Vũ Trọng Phụng, đặc biệt là khi có quyết định phê duyệt dự án, Công an quận Thanh Xuân đã có sự thống nhất cao, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của quận Thanh Xuân, UBND phường Thanh Xuân Trung hoàn thiện các thủ tục giải phóng mặt bằng. Cụ thể, ngay từ đầu tháng 6-2018, Công an quận đã bàn giao mốc giới cho chủ đầu tư. Hiện nay, Công an quận đã hoàn thiện nhà bảo vệ, xây tường bao lùi vào đúng chỉ giới. Với sự đồng thuận cao của các cơ quan, đơn vị trong bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư triển khai dự án, hy vọng Dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch tuyến đường Vũ Trọng Phụng sẽ được khởi công đúng tiến độ (tháng 12-2018) và sớm hoàn thành, đáp ứng mong mỏi của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Nói đến tên nhân vật lịch sử, cũng đồng thời là nhân vật huyền thoại Âu Cơ thì mọi người đều thống nhất rằng đây là vị tổ mẫu của dân tộc chúng ta. Chữ “Âu” ở đây bắt nguồn từ một huyền tích của người Mường vốn là anh em gắn bó ruột thịt với người Việt từ thời xa xưa, có tên là đẻ đất đẻ nước thì ở đó có chuyện “Chim Âng, cái Ứa”, thì rất gần với chữ Âu trong “Âu Cơ”. Huyền tích nói rằng Âu Cơ với chữ Cơ là người phụ nữ đẹp theo nghĩa chữ Hán thì là người phụ nữ đẹp, mang hình tượng của loài chim, tượng trưng cho phần núi cao, trời cao thì là một nửa của non sông, đất nước, mà nửa kia chính là biển, là phần ở phía dưới, mà khi sự hợp nguồn của Âu Cơ và Lạc Long Quân trở thành cặp vợ chồng tiên tổ của dòng giống. Đường Âu Cơ chính là đoạn đê sông Hồng nằm giữa đường Nghi Tàm và An Dương Vương (quận Tây Hồ), là một trong những đoạn chung chuyển nối nội thành Hà Nội với sân bay Nội Bài. Hai bên đường là chân đê với bãi cỏ xanh mướt. Đường nguyên là đường đê sông Hồng, chạy trên đất của các làng Nhật Tân, Quảng Bá, Tứ Liên thuộc huyện Từ Liêm trước, nay thuộc phường Nhật Tân, Quảng An và Tứ Liên quận Tây Hồ. Đối diện bên kia đường là chợ hoa Quảng An khá nổi tiếng chuyên bán hoa tươi, nhộn nhịp từ 11h đêm đến 3 - 4h sáng cũng là một trong những nét rất đặc trưng của đời sống người dân vùng ven Hồ Tây vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.