Học vấn: Đại Học Mỹ thuật Việt Nam

cách phát huy công dụng của nước bọt

Để phát huy cao nhất tác dụng của nước bọt, theo cổ nhân, có thể thực hành theo 2 cách.

Cách 1: Luyện công súc miệng. Thực hiện: Miệng mím, răng nghiến, dùng hai má và lưỡi làm động tác như súc miệng, súc 36 lần. Khi trong mồm có nhiều nước bọt thì chia làm 3 lần nuốt từ từ, trong khi nuốt tưởng tượng nước bọt được đưa tới Đan điền (vùng dưới rốn). Thông thường, lúc mới tập, nước bọt còn ít, luyện nhiều thì lượng nước bọt sẽ tăng lên. Bài ca bí quyết luyện công súc miệng là: “Luyện công súc miệng dịch tự sinh, súc ba mươi sáu lượt chớ đừng quên, bước này có thể trừ bệnh thận, huyết mạch lưu thông, thọ niên trường”.

Cách 2: Ngọc dịch dưỡng sinh (còn gọi là Quỳnh dịch dưỡng sinh). Thực hiện: Trước khi đi ngủ, làm vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sáng dậy, đảo lưỡi từng bên phải và trái ít nhất 10 lần rồi súc miệng cho ra nước bọt và nuốt dần. Người xưa cho rằng, nếu thực hiện đều đặn phương pháp này sẽ có công dụng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

Để có nước bọt tốt thì sáng sớm khi thức dậy chưa ăn uống gì cần phải chải răng và súc miệng thật sạch, tốt nhất là dùng nước chè đặc hoặc nước muối 2% để súc họng.

Vũ Phạm Hàm (武范邯, 1864 - 1906) là Nhất giáp Tam nguyên trong ba kỳ thi triều nhà Nguyễn (lúc ông 29 tuổi). Trong lịch sử Việt Nam chỉ có vài Tam nguyên là Đệ nhất giáp, gồm có Phạm Đôn Lễ, Vũ Dương, Lê Quý Đôn (triều Lê) và ông.Vũ Phạm Hàm sinh năm Giáp Tý (1864), quê ở làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội) tự Mộng Hải, Mộng Hồ, hiệu Thư Trì. Năm 21 tuổi, ông đỗ đầu kì thi Hương (Giải nguyên) khoa thi Giáp Thân đời vua Kiến Phúc (1884). Đến khoa thi Hội năm Nhâm Thìn, Thành Thái thứ tư (1892) ông đỗ thủ khoa (Hội nguyên). Do vậy tờ Đồng văn nhật báo đã đăng: Vũ quân kỳ khôi tinh giáng thế, nghĩa là ông Vũ phải chăng là sao khôi giáng thế. Dự thi Đình cùng năm đó, ông lại đỗ thủ khoa (Đình nguyên), giành học vị Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh (tức Thám hoa) nên thường được gọi là Tam nguyên Thám hoa hay Thám Hàm. Khoa này dự vào hàng Tam khôi (Đệ nhất giáp) không có Bảng nhãn, chỉ có Thám hoa (nhà Nguyễn không lấy đỗ Trạng nguyên). Khoa thi này lấy đỗ 9 tiến sĩ, 7 phó bảng, trong đó có Nguyễn Thượng Hiền đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) và Chu Mạnh Trinh đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân. Vũ Phạm Hàm đỗ Đệ nhất giáp Tam nguyên lúc 29 tuổi. Triều nhà Nguyễn có ba Tam nguyên: Vị Xuyên Trần Bích San, Yên Đổ Nguyễn Khuyến và ông. Nhưng Vị Xuyên và Yên Đổ tiên sinh đỗ Đệ nhị giáp (Hoàng giáp). Toàn thể lịch sử Việt Nam chỉ có Vũ Phạm Hàm và Lê Quý Đôn (triều Lê) là đỗ Đệ nhất giáp Tam nguyên trong ba kỳ thi đó. Ông cũng là vị Tam khôi cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông làm Giáo thụ rồi thăng Đốc học Hà Nội sung Đồng văn quán (báo Đồng Văn), lên đến Án sát các tỉnh Hưng Hóa, Hải Dương, sau đó cáo quan về trí sĩ ở quê và dạy học cho đến lúc mất. Khi ông qua đời (1906), khu mộ ông được đặt tại làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Tại phường Trung Hòa quận Cầu Giấy, Hà Nội có phố mang tên ông. Ông có đôi câu đối hào hùng khí phách đề trước cửa đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí萬 袷 有 山 皆 剑 氣Lục Đầu vô thủy bất thu thanh六 頭 無 水 不 秋 聲Tạm dịch nghĩa là: Núi Vạn Kiếp đâu đâu cũng có tiếng gươm đaoSông Lục Đầu không ngọn sóng nào không có tiếng trống trận Cũng có bản dịch là: Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựngLục Đầu vang dậy tiếng quân reo hay Vạn Kiếp núi cao hơi kiếm tỏaLục Đầu nước chảy tiếng thu vang(wikipedia)

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc

Tại sao khi ăn phải nhai kỹ, nuốt chậm?

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta có thể dùng nước bọt buổi sáng để chữa mụn hạt cơm bằng cách bôi liên tục nước bọt vào buổi sáng từ 5 đến 10 ngày, hạt cơm sẽ tự teo và rụng đi mà không để lại dấu vết gì. Ngoài tác dụng chữa mụn nhọt sưng đau, bỏng da nông, người ta còn dùng nước bọt chữa muỗi đốt rất hiệu quả bằng cách dùng nước bọt bôi liên tục 30 phút 1 lần có tác dụng làm hết ngứa và sưng đau.

Theo nghiên cứu hiện đại, mỗi ngày mỗi người tiết ra khoảng 1.000 - 1.500 ml nước bọt. Thứ dịch thể này có vai trò làm hàng rào diệt vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng bởi chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn và vi rút. Ngoài ra, nước bọt còn có tác dụng cầm máu, làm lành vết thương, tăng khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn.

Theo giáo sư Tây Đồng (Nhật Bản), nước bọt còn có chức năng ức chế các tế bào ung thư; bởi vậy để đề phòng ung thư đường tiêu hóa, khi ăn phải nhai kỹ, nuốt chậm để nước bọt hòa lẫn vào trong thức ăn một cách đầy đủ.

Các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện trong nước bọt của người có chất giảm đau mạnh hơn morphin nhiều lần được đặt tên là opiorphin. Các nhà sinh học thuộc Viện Sức khỏe Mỹ xác định trong nước bọt người và con vật có chứa một loại protein giúp mau lành vết thương và chống nhiễm trùng, được đặt tên là SLPI. Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy trong nước bọt có nhiều IgA và các hormon có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào, kéo dài tuổi thọ và làm giảm sự suy thoái của tổ chức cơ thể.