Trong những năm gần đây, với sự cạnh tranh gay gắt của nhiều doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn đấu thầu được xem là phương pháp giúp các doanh nghiệp về vấn đề chuẩn bị hồ sơ, hoàn thiện hợp đồng, cung cấp thông tin dự án,...chính xác và tối ưu hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về tư vấn đấu thầu ở bài viết dưới đây nhé.
Các bước của quy trình đấu thầu mới nhất [cập nhật 2023]
Để tham gia vào hoạt động đấu thầu, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về quy trình đấu thầu đầy đủ. Một quy trình đấu thầu gồm 5 bước chính như sau:
Để tiến hành mời thầu, bên mời thầu phải chuẩn bị các công việc sau:
Sau khi thông báo mời thầu công khai, các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu sẽ tiến hành làm thủ tục dự thầu qua hình thức gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cho bên mời thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm hướng dẫn cách làm hồ sơ dự thầu cũng như phải bảo mật thông tin trong hồ sơ của bên dự thầu.
Khi dự thầu, bên mời thầu có thể yêu cầu các bên dự thầu đóng một khoản tiền đảm bảo dự thầu (dưới dạng đặt cọc hoặc ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu) đảm bảo hiệu lực của hồ sơ dự thầu (tỉ lệ đặt cọc không quá 3% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ).
Trong trường hợp không trúng thầu, bên mời thầu phải trả lại số tiền đã đặt cọc, ký quỹ của bên dự thầu trong thời gian không quá 7 ngày kể từ ngày thông báo kết quả.
Ngay sau khi đóng thầu (chốt hồ sơ dự thầu) thì nhà thầu sẽ tổ chức mở thầu hoặc theo thời gian đã được ấn định từ trước. Những hồ sơ dự thầu hợp lệ và đúng hạn phải được mở công khai trong quá trình đấu thầu, các bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu công khai. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu giải thích những nội dung cha rõ trong hồ sơ dự thầu. Việc giải thích hồ sơ dự thầu phải được lập thành văn bản. Khi mở thầu, bên mời thầu và bên dự thầu có mặt phải ký vào văn bản.
Biên bản mở thầu phải có nội dung sau đây: Tên hàng hóa, dịch vụ; ngày, giờ, địa điểm mở thầu; tên, địa chỉ của bên mở thầu, dự thầu; giá bỏ thầu của bên dự thầu; các nội dung sửa đổi, bổ sung và các nội dung có liên quan nếu có.
Trong quá trình chấm thầu, hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng tiêu chí riêng để làm căn cứ đánh giá. Các tiêu chuẩn trên được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo thang điểm hoặc phương pháp khác được ấn định trước khi mở thầu.
Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải xếp hạng, lựa chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định. Trong trường hợp có nhiều bên tham gia dự thầu có điểm ngang nhau thì bên mời thầu có quyền lựa chọn nhà thầu.
Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo kết quả đấu thầu cho bên dự thầu.
Bên mời thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng đối với các bên trúng thầu trên cơ sở sau đây: kết quả đấu thầu, các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và các thỏa thuận pháp lý bổ sung (nếu có).
Khi thỏa thuận sau trúng thầu, các bên có thể yêu cầu bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do bên mời thầu quy định nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng.
Cách tính thời gian trong đấu thầu
Trong Luật Đấu thầu (Điều 12 Khoản 1 Điểm g và Điểm h) quy định có thể kéo dài thời gian đánh giá HSDT không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án.
Theo xu hướng chuyển đổi số, hiện nay khá phổ biến hình thức hình thức chấm thầu qua mạng, nhất là chuyển đổi số ngành xây dựng và trong thời điểm dịch Covid hạn chế tập trung đông người. Lúc này, các công cụ quản lý dự án được dịp phát huy công dụng.
Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng được quy định chi tiết tại Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Nó tương tự các bước của quy trình đấu thầu đã nêu trên, chỉ khác ở điểm nhà mời thầu sẽ lập E-HSMT bằng cách đăng nhập vào hệ thống và chọn các mục tương ứng để lập HSMT (Hồ sơ mời thầu). Sau đó bên mời thầu sẽ tiến hành đăng tải E-TBMT và đồng thời phát hành E-HSMT.
Sau khi các nhà thầu đã hoàn thành nộp E-HSDT trên hệ thống và thời gian nộp thầu kết thúc, bên mời thầu sẽ đăng nhập vào hệ thống và chọn gói thầu cần mở theo số E-TBMT. Sau đó, bên mời thầu sẽ tiến hành giải mã E-HSDT của các nhà thầu tham dự. Việc mở thầu phải được hoàn thành trong vòng 2 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.
Theo quy định, hình thức đấu thầu qua mạng này chỉ áp dụng với các gói thầu đấu thầu rộng rãi, thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, tư vấn không quá 10 tỷ đồng; lĩnh vực xây lắp có giá trị không quá 20 tỷ.
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về quy trình đấu thầu dành cho những lãnh đạo doanh nghiệp và những ai đang quan tâm. Hy vọng qua bài viết này, các nhà quản lý hay các cá nhân tập thể tham gia đấu thầu có thêm kiến thức pháp lý để thực hiện quy trình đấu thầu một cách lành mạnh, hợp pháp.
Công ty tư vấn đấu thầu BSR Việt Nam
được thành lập năm từ 2013, sau gần 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, các lĩnh vực hoạt động chủ yếu gồm có:
- Chứng nhận và vận tải quốc tế
Với phương châm “Sự thịnh vượng của khách hàng tạo nên thương hiệu BSR” là động lực giúp chúng tôi luôn hướng đến và không ngừng hoàn thiện, phát triển các dịch vụ chất lượng cao trong thời đại thị trường toàn cầu hóa. Với sứ mệnh không ngừng mang đến cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tối ưu, chúng tôi luôn cam kết nỗ lực vì thành công của đối tác và sự thịnh vượng của cộng đồng trong bối cảnh kinh tế hội nhập tại Việt Nam.
Đấu thầu là một phần trong hoạt động mua sắm giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Đây là hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường, là một phương thức giao dịch đặc biệt dành cho các giao dịch quy mô lớn đòi hỏi hiệu quả và minh bạch. Do đó, tất cả các doanh nghiệp chuyên nghiệp dù là Việt Nam hay nước ngoài, dù ở lĩnh vực nào, quy mô nào, nếu có đủ năng lực thì đều không thể bỏ qua đấu thầu. Vậy đấu thầu là gì? Khi tham gia đấu thầu cần nắm những thông tin gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của DauThau.info để tìm hiểu về các khái niệm cơ bản trong đấu thầu, giải thích lý do tại sao đấu thầu là hình thức kinh doanh mang tính xu thế ở Việt Nam, phân tích việc doanh nghiệp có nên tham gia không và làm thế nào để doanh nghiệp có thể tham gia đấu thầu?
để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Nói một cách đơn giản, đấu thầu là quá trình bên mời thầu lựa chọn nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) đáp ứng các yêu cầu của mình.
Sau trinh thực hiện đấu thầu nhà thầu sẽ được thông báo kết quả trúng thầu từ phía bên mời thầu nếu nhà thầu trúng gói thầu đó. Trúng thầu là gì? Trúng thầu có nghĩa là nhà thầu được bên mời thầu lựa chọn để ký hợp đồng.
Bên mời thầu thực hiện đấu thầu để các nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của việc này là tìm được nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp nhất. Do đó, đấu thầu là một hình thức kinh doanh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển, mang lại lợi ích to lớn cho chủ đầu tư nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.
Đối với đầu thầu có sử dụng ngân sách nhà nước, việc đấu thầu sẽ bắt buộc phải tuân thủ
Đối với đấu thầu tư nhân, không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đấu thầu thì bên mời thầu vẫn có quyền lựa chọn áp dụng luật đấu thầu (hoặc không, tùy theo nhu cầu của bên mời thầu). Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu về đấu thầu nhà nước (mua sắm công). Nếu doanh nghiệp quan tâm đến mua sắm tư nhân thì vui lòng tìm hiểu thêm tại đây:
Như vậy, nhìn từ phía nhà thầu, tham gia đấu thầu là cách thức duy nhất để nhà thầu tham gia vào thị trường mua sắm nhà nước - là thị trường khổng lồ đầy hấp dẫn.
Vì đấu thầu tạo ra cạnh tranh, cho nên thị trường to lớn này cạnh tranh cũng hết sức khốc liệt, tuy nhiên các doanh nghiệp khó có thể bỏ qua vì đây là phương thức kinh doanh chủ đạo của các doanh nghiệp lớn, mặt khác với nguồn vốn dồi dào và quy mô đặc biệt lớn của thị trường này sẽ luôn hấp dẫn các doanh nghiệp tìm tới.
Do đặc điểm môi trường kinh doanh của Việt Nam mới mở cửa do tư nhân trong vài chục năm trở lại đây nên đấu thầu ở Việt Nam gắn với hai chữ nhà nước là chủ yếu (bên mời thầu chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước; sử dụng nguồn ngân sách nhà nước). Và thị trường này được gọi là thị trường mua sắm công. Trên thực tế không phải chỉ có thị trường mua sắm công mới sử dụng hình thức mời thầu. Các doanh nghiệp tư nhân lớn (ví dụ Lotte, Vingroup...) muốn tìm các đối tác họ cũng phải triển khai thủ tục đấu thầu. Ngay cả quốc tế cũng vậy, các phương thức đấu thầu quốc tế cũng không khác Việt Nam là mấy, chỉ có điều thủ tục đơn giản hơn, hệ thống hiện đại hơn (ví dụ đấu thầu online 100%, không có chuyện lobby chủ đầu tư hoặc phải chia % cho bên mời thầu nếu trúng thầu...).