Cờ tướng còn gọi là Cờ tướng Trung Quốc (tiếng Trung: 象棋; bính âm: Xiàngqí, Hán-Việt: Tượng kỳ, tiếng Anh: Chinese Chess hoặc Xiangqi) để phân biệt với cờ tướng Triều Tiên (janggi) và cờ tướng Nhật Bản (shogi), là một trò chơi board game dành cho hai người có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cờ phổ biến tại các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống.
Trung pháo quá hà xa đối bình phong mã tả tượng tả mã bàn hà
Đẩy tốt 7 lên cướp tiên là bố cục bình phong mã mà Hồ vinh Hoa ưa chuộng nhất hồi niên thiếu. Lí do vì lúc đó công lực tàn cuộc của ông còn hơi yếu, nên “tốt khoe xấu che”. Đặt nặng nghiên cứu cho đến khi bước vào trung cục bắt đầu dẫn tới phức tạp, chiến đấu kịch liệt rồi thẩm định cục diện. Trong ván này nếu nước thứ 2 Hồ không đi tốt 7 mà đi mã 2 tấn 3, thì nhường quyền lựa chọn cho đỏ tấn tam binh hay thất binh.
Nói một cách tương đối vào thời gian này tiểu Hồ thường không nhượng quyền cho đối phương lựa trung pháo tam binh bố cục. Nhược bằng nước thứ 2 đỏ không nhảy mã mà tấn tam binh, xe 9 bình 8, mã nhị tấn tam, pháo 2 bình 5 Hồ sẽ sử dụng bán đồ liệt thủ pháo ứng chiến. Những bố cục quen thuộc này phải thật nhuần nhuyễn. Chỉ gần 15 tuổi Hồ vinh Hoa đã am tường thuận pháo, bán đồ liệt thủ pháo và quá hà xa đối bình phong mã cấp 2, sau đó hạ sơn tranh giải toàn quốc.
Hệ thống 2: A Manual of Chinese Chess của Charles Fred Wilkes
Đây là hệ thống ghi chép được dùng phổ biến ở Việt Nam. Mỗi nước được ghi theo thứ tự: số thứ tự nước đi, tên quân cờ, vị trí cũ, hướng dịch chuyển và số bước di chuyển/vị trí mới. Ví dụ, nước đầu, Đỏ đi Pháo 2 bình 5, bên Đen mã 8 tấn 7 thì ghi:
Nước thứ hai, Đỏ đưa Pháo ở cột 8 lùi 1 bước, Đen đưa Tốt cột 7 lên một bước.
Nếu 2 Pháo (hay Mã, Xe) nằm trên một đường thì ghi Pt (hoặc Mt, Xt) là Pháo trước (hoặc Mã trước, Xe trước), Ps (hoặc Ms, Xs) là Pháo sau (hoặc Mã sau, Xe sau).
Trong trường hợp cả 5 quân Tốt (Binh) nằm trên cùng một cột thì ký hiệu:
Hồ Vinh Hoa – Vương Gia Lương đại chiến 1965
Đây là ván cờ đỉnh cao giữa 2 danh thủ: HỒ VINH HOA và VƯƠNG GIA LƯƠNG trong Giải cá nhân cờ tướng nam toàn Trung Quốc 1965. Trong lần xuất chiến kỳ này, Hồ Vinh Hoa để lại cho người xem những ký ức khó phai về 1 trình độ xử lý ván cờ hết sức cao siêu và đáng để đời sau học tập.
Thời kỳ hoàng kim làm bá chủ làng cờ Trung Quốc của ông kéo dài từ năm 1960-1980, đứng vững ngôi vị số 1 liên tục trong 10 lần tổ chức giải, được xưng tặng biệt hiệu “Thập Liên Bá”. Trong mắt người hâm mộ cờ tướng Trung Quốc và Việt Nam, ông vẫn là 1 đỉnh cao, một tượng đài cờ tướng khó ai có thể chinh phục được.
Cách chơi cờ tướng giỏi của “Thuận Pháo Vương”
– Trong thời kỳ cách mạng văn hóa tại Trung Quốc, cờ tướng bị cấm chơi vì vậy để thỏa lòng đam mê ông đã luyện tập chơi “Cờ Mù“. Đây là phương pháp chơi cờ độc đáo mà rất hiệu quả.
– Sáng tạo ra các đấu pháp mới, thay đổi đấu pháp với các đối thủ khác nhau. Như vậy đối thủ không thể bắt bài chiến thuật của ông, cũng khó có thể phòng trước những nước đi bất ngờ, tấn công sắc bén.
– Nghiên cứu những nước đi cũ, khám phá ra các biến mới. Đây là điều quan trọng khi chơi cờ tướng, khi bạn tìm được một lối đi riêng cho mình.
– Khi đi trước thường thủ chắc như “Phi Tượng Cục” khi đi sau thường khai cuộc bằng “Phản Cung Mã“.
Thuận thú khiên dương Hồ Vinh Hoa thắng Liễu Đại Hoa 1995
“THUẬN THÚ KHIÊN DƯƠNG” hay còn gọi “Tiện Tay Dắt Dê”. Đây là một chiến lược nằm trong “tượng kỳ 36 kế” cần phải phán đoán được hình thế một cách chính xác, sau đó lựa chọn cơ hội đánh, đề phòng vì cái lợi nhỏ mà mất đi cái lợi lớn. Trong Tượng Kỳ các quân mạnh như Xa-Pháo-Mã được ví như “Hổ”, còn các quân nhỏ hơn như Chốt, Sĩ Tượng sức chiến đấu yếu nên thường ví như “Dê”.
Khi tấn công hoặc trong lúc phòng thủ tiện tay ăn Chốt hoặc Sĩ, Tượng của đối phương được gọi là “Tiện Tay Dắt Dê”. Đây là chiến lược ăn dần từng bước, mục đích là tích tiểu thành đại. Trong giao đấu thực chiến khi hai bên giằng co, thế cờ cân bằng chúng ta chưa thể khai thác được điểm yếu nên chọn chiến lược này.
Sự nghiệp chơi cờ của Hồ Vinh Hoa
Có người nói rằng ông 4 tuổi đã biết đánh cờ, người lại cho rằng hơn mười tuổi. Hồ cũng không biết mình chơi cờ chính xác vào lúc nào, nhưng ông nhớ rằng khi ông còn học tiểu học thì đã là “Kỳ Đại Vương” ở trường không có đối thủ.
Khoảng những năm 1957 Hoa được một sư phụ trong làng cờ rất nổi tiếng là Từ Đại Khánh tiên sinh luôn Kèm cặp và chỉ dạy Vinh Hoa.
Trong khoảng thời gian đó tiên sinh đã dẫn Vinh Hoa đi “Đại Thế Giới“, “Công Viên Chuẩn Hải” nơi tụ tập các cao thủ trong làng cờ như: Hà Thuận An, Chu Kiếm Thu, Từ Thiên Lợi, Lý Nghĩa Đình, Đồ Cảnh Minh…
Từ đó kinh nghiệm thực chiến của ông tăng lên nhanh chóng, công lao cũng nhờ vào sự chỉ dạy nhiệt tình của Hà Thuận An và một vài vị sư phụ khác.
Năm 1959 (14 tuổi) Hồ Vinh Hoa đã tham gia tập luyện tại đội tuyển cờ tướng người lớn của Thượng Hải.
– Đầu năm 1960 tham dự giải vô địch cờ tướng cá nhân toàn Trung Quốc và giành chức vô địch khi chỉ mới 15 tuổi. Từ năm 1960 đó đến năm 1979 giành ngôi vô địch mười lần liên tục, được gọi là thập liên bá (十连霸)
– Vào các năm 1983, 1985, 1997 và 2000 ông tiếp tục giành chức vô địch cờ tướng cá nhân toàn Trung Quốc thêm bốn lần nữa. Lập kỷ lục nhà vô địch ít tuổi nhất (15 tuổi) và nhà vô địch nhiều tuổi nhất (55 tuổi).
– Trong thập kỷ 80 giành năm chức vô địch giải Ngũ dương bôi.
– Trong năm 1988 giành danh hiệu Kỳ vương đầu tiên.
– Vô địch đồng đội toàn Trung Quốc các năm 1960, 1979, 1986, 1991, 1994 cùng đội tuyển Thượng Hải
– Năm 1982 ông được phong Đặc cấp đại sư (cờ tướng Trung Quốc). Năm 1988 ông được phong Đặc cấp quốc tế đại sư. Trong hai năm 1982, 1991 ông được thưởng huân chương thể thao danh dự của Ủy ban TDTT Trung Quốc.
Ván cờ kinh hồn của “Hồ sư phụ”
Trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” của nhà văn La Quán Trung có 1 đoạn truyền thuyết miêu tả về việc danh tướng Quan Vũ của Lưu Bị, một đao chém bay đầu đại tướng Hoa Hùng của Đổng Trác, mà chén rượu trong tay của Tào Tháo vẫn còn nóng. Thần dũng vô địch thiên hạ của Quan Vũ gây chấn động 18 lộ chư hầu. Thực giả của việc này thế nào, hậu thế chưa thể xác minh được.
Nhưng tại thập niên 70, chuyện Hồ Vinh Hoa tính toán sát lộ xong mà bát canh vẫn còn nóng thì có không ít nhân sĩ trong giới cờ có thể làm chứng. Nếu như các bạn không tin, thì có thể xem một trong những đoạn ký thuật mắt thấy tai nghe của Bàng Tiểu Dư tiên sinh, để cùng nhau ôn lại giai đoạn đỉnh cao của Hồ Tư Lệnh, làm nên giai thoại “Khoảng tiếu đàm. Quân giặc tro tiêu khói diệt”.
ván cờ phế quân tốc thắng – Hồ Vinh Hoa
Sự kiện này là mốc son đầu tiên trong sự nghiệp cờ tướng chói lọi của Hồ Vinh Hoa vào những năm sau đó.Từ đó trở đi cái tên Hồ Vinh Hoa trở thành cái tên đáng nhớ nhất trong giới kỳ nghệ.
Từ năm 1962 cho đến 1967,ông đã 4 lần vô địch Trung Quốc.Cách mạng văn hoá (1967-1972) bùng nổ, làng cờ tạm lắng, các giải đấu bị đình trệ.
Tuy gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng Hồ Vinh Hoa vẫn thể hiện được bản sắc anh hùng khi 4 lần nữa vào các năm 1983, 1985, 1996 và 2000 trở thành nhà vô địch của Trung Quốc. Đặc biệt vào năm 2000 khi đó Hồ Vinh Hoa đã ở tuổi 55 chính là vị quán quân cao tuổi nhất trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc.
Cũng trong năm này, Hồ Vinh Hoa được UB Thể dục thể thao trung ương Trung Quốc phong tặng danh hiệu “Tân Trung Hoa kỳ đàn thập đại kiệt xuất nhân vật “.
Thành phố Thượng Hải khánh thành xây mới 1 kỳ viện và lấy tên ông đặt cho kỳ viện đó, gọi là Hồ Vinh Hoa tượng kỳ học viện để ghi nhớ công trạng hiện hách trong suốt mấy chục năm chinh chiến của ông.